Theo thông tin đăng tải trên Profit500, các doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng tốt nhất năm là PetroVietnam, Samsung Thái Nguyên, Viettel, Vingroup, Honda & khối Ngân Hàng lớn (Techcombank, Vietcombank, VPBank, Agribank).
Trong khi đó, đạt tốc tăng trưởng nhanh nhất thế giới là Netflix, Chanel, Amazon, Microsoft và Paypal.
Các công ty trên có nhiều điểm chung dễ nhận biết, rõ ràng hơn cả là ứng dụng công nghệ & chuyển đổi số mạnh mẽ.
Khủng hoảng do COVID-19 đã, đang & sẽ kéo theo những biến đổi lớn dài hạn.
Dưới đây, Smart Train đem đến cho quý độc giả danh sách 5 điểm chung ở các doanh nghiệp chiến thắng đại dịch, đạp lên rào cản & khó khăn để tiến bước thần tốc, để từ đó chúng ta rút ra được bài học quản trị doanh nghiệp cho chính mình.
1. Đón xu hướng & quyết đoán nắm bắt cơ hội
Số hóa. Công nghệ hóa. Hiện đại hóa. Online sales & marketing, e-com cùng digital transformation 4.0 - 5.0 là xu thế tất yếu
Sự bùng nổ của mua sắm online, e-commerce, Affiliate Marketing khiến các ông lớn thương mại điện tử như Amazon tăng trưởng vượt bậc.
Các mô hình kinh doanh trên môi trường online như bán nhu yếu phẩm, hàng tiêu dùng, dược phẩm - trang thiết bị y tế, sản phẩm dịch vụ số, khóa học trực tuyến... qua các kênh social media,, sàn TMĐT,... đều đạt doanh số cao, tốc độ tăng trưởng khủng.
Nền tảng lập trình
Dùng lập trình, robots, AI... để tự động hóa bán hàng & giúp chính hệ thống tự take care bản thân nó trong dài hạn mà ko cần con người giám sát hay can thiệp vào là một hướng đi thật sự khôn ngoan trong thời điểm thị trường kinh doanh truyền thống gặp nhiều khó khăn như hiện tại.
App
Build ứng dụng là 1 trong những kênh nhanh & hiệu quả nhất để các DN đưa giá trị, trải nghiệm tuyệt vời đến cho khách hàng.
Blockchain
Sử dụng sức mạnh của tất cả các hệ thống máy đào thuộc hệ thống blockchain trên toàn thế giới để giúp các cá mập dễ dàng thực hiện các dự án của riêng mình.
Đầu tư
Các lĩnh vực như đầu tư tài chính là một xu thế. Nhiều hệ thống giao dịch tân tiến hiện tại có thể giao dịch trên microseconds… là 1 trong công nghệ đang được triển khai rộng rãi trong lĩnh vực đầu tư thời đại mới.
Xu thế dài hạn tiếp diễn
Bao gồm các hình thức Marketing du kích. Gia tăng hợp tác. Lội ngược dòng, biến khủng hoảng thành cơ hội để đạt kết quả độc nhất vô nhị. Biến covid thành công cụ quảng bá cũng là 1 hình thức marketing của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đồ dùng, thiết bị y tế... hoặc dịch vụ chăm sóc y khoa. Rộng ra, xoay chuyển tình thế biến khó khăn rào cản thành bàn đạp tăng tốc cũng là 1 hướng tư duy quản trị thích hợp với thế giới đầy biến đổi.
2. Linh hoạt ứng biến và liên tục tái cấu trúc
Đại dịch COVID-19 một lần nữa nhắc nhở các nhà lãnh đạo doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc xây dựng khả năng thích ứng cho mô hình vận hành. Điểm không thể thiếu trong tăng trưởng bất chấp khủng hoảng chính là không ngại lột xác & sẵn sàng thích nghi với sự thay đổi qua 3 bước: Improvise (Ứng phó). Adapt (Thích nghi). Overcome (Vượt qua).
Mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt với những chuyển dịch mang tính lâu dài:
-
Làm việc từ xa
-
Tự động hóa
-
Giảm số lượng nhân viên làm việc tại văn phòng
-
Bố trí giãn cách văn phòng làm việc
-
Sử dụng trí tuệ nhân tạo
-
Sản xuất và gia công tại chỗ
-
Xu hướng tính cách dân tộc
-
Hợp tác lâu dài giữa trí tuệ con người với trí tuệ nhân tạo, sức lao động con người với sức mạnh robots.
Những công ty có thể nhanh chóng ứng dụng các phương thức làm việc trên nền tảng số hoặc chuyển đổi chuỗi cung ứng có khả năng chống chịu tốt hơn hẳn trước những cú sốc từ bên ngoài. Từ đó mà dễ dàng bứt phá, bỏ lại các đối thủ phía sau trong bối cảnh khốc liệt.
Tuy vậy, mọi kế hoạch luôn cần có sự điều chỉnh linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế.
Giờ đây, các CEO vừa phải ứng phó với những diễn biến của dịch bệnh, đồng thời cân nhắc lại liên tục về cách thức vận hành doanh nghiệp trong tương lai gần, trung hạn lẫn dài hạn khi phải sống chung với lũ. Không phải sáng kiến nào nảy ra trong giai đoạn khủng hoảng cũng sẽ mang lại kết quả tốt trong trung & dài hạn, cần liên tục rút ra bài học & thay đổi từng ngày, từng giờ.
Tất cả các chủ doanh nghiệp đứng vững sau Covid đều đã vượt qua một bài kiểm tra quan trọng & cần không ngừng tái cấu trúc để tiếp tục tồn tại.
Các lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách cân nhắc lại một cách sâu sắc phương pháp lập kế hoạch, đầu tư và vận hành trong tương lai.
Biến đổi khí hậu & dịch bệnh theo mùa tiếp tục là xu hướng có ảnh hưởng lớn đối với cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Khi được hỏi liệu xu hướng ưu tiên giảm nhẹ các tác động gây biến đổi khí hậu có thể được duy trì về lâu dài, phần lớn lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng điều này là khả thi. Vấn đề môi trường, nhân văn là một trong những chủ đề quan trọng trong mọi dự án phát triển, mỗi bước tiến & cả chiến lược marketing của doanh nghiệp.
Các nhà lãnh đạo không những phải đảm bảo hoạt động doanh nghiệp ngày hôm nay mà còn nên cân nhắc lại một cách thấu đáo về chiến lược cho ngày mai, từ đó vượt qua khủng hoảng và sẵn sàng tái cấu trúc doanh nghiệp để vươn lên trong bối cảnh thế giới nhiều đổi khác.
3. Lập kế hoạch. Tối ưu hóa mọi góc cạnh trong mô hình kinh doanh. Tinh giản bộ máy vận hành.
Kế hoạch là không thể thiếu
“Thành công không đến từ sự chuẩn bị, mà đến từ sự chuẩn bị hoàn hảo.”
Tuy nhiên, nếu đợi chờ sự hoàn hảo quá mức, bạn không có gì cả. Cơ hội sẽ vuột mất. Trong khi, thực thi luôn là khó khăn nhất (”Execution is the hardest part.”)
Vậy nên, mỗi doanh nghiệp đạt được tăng trưởng tốt luôn có nhiều kế hoạch chi tiết theo các kịch bản thị trường khác nhau cho cùng một chiến lược KD. Kế hoạch kinh doanh A - B - C - D. cho tới các back-up plans để cân bằng giữa việc lên ý tưởng, thực thi theo quy trình & ứng biến, thay đổi quy trình - tối ưu hóa quy trình ngay khi cần thiết.
Tối ưu hóa
Đi vào chi tiết từng nét vẽ trong bức tranh lớn để hiểu & từ đó tối ưu từng đường nét sao cho sắc nét nhất có thể.
Ngoài quan tâm tới sức khỏe doanh nghiệp, các chủ DN cũng cần để ý tới sức khỏe con người trong DN. Không có vế thứ 2, cũng sẽ khó có vế thứ 1. Bên cạnh nhân tố con người thì các yếu tố hạ tầng số & khả năng thích ứng với biến động chính là những mối quan tâm hàng đầu đối với các cấp điều hành, trong quá trình tái thiết vận hành công việc kinh doanh sau covid.
Các CEO được khảo sát đều cho biết sẽ tiếp tục ưu tiên đảm bảo chuỗi cung ứng, bên cạnh đó đầu tư vào công nghệ nhằm theo dõi sản phẩm từ khâu sản xuất tới vận chuyển, và đảm bảo các đối tác cũng như nhà cung cấp hoạt động vững vàng trong khủng hoảng.
Tinh giản bộ máy vận hành
1 cỗ máy gọn nhẹ không có mắt xích yếu mới có thể vận hành hoàn hảo.
Hiện nay nhiều đơn vị vận hành cả ngàn đơn hàng không cần tới 2 nhân viên care đơn. Khách hàng được chăm sóc hoàn toàn bằng tự động hóa & nguồn data mở vô tận, cũng như nhận được sự support hoàn hảo từ hệ thống CSKH tự động. Đây chính là xu thế của tương lai và là công thức thành công của các ông lớn TMĐT, các mô hình KDOL… đón đầu làn sóng công nghệ đỉnh cao 5.0 mới.
4. Quản trị rủi ro & kiên trì tiến bước
Thích ứng với thay đổi không có nghĩa các doanh nghiệp nên sử dụng dòng tiền của mình lao đầu vào các dự án đầu tư mạo hiểm hợp thời, như các cuộc chơi tài chính không hồi kết mà bản thân không hiểu rõ, có thể gây ra các khoản thua lỗ lớn.
Ưu tiên hàng đầu là đảm bảo chuỗi cung ứng, hệ thống mạng lưới nhà phân phối hiện có. Bí kíp thành công của các doanh nghiệp hàng đầu đều là duy trì hoạt động, phát huy & liên tục đẩy mạnh các mô hình kinh doanh theo xu thế ở phần 1.
Thay đổi sâu sắc nhất tạo ra sau đại dịch chính là thực tế sẽ không còn sự lựa chọn giữa dài hạn và ngắn hạn. Chúng ta cần phải giải quyết cả hai & đặt chúng trong mối quan hệ cân bằng.
5. Ban quản trị quan tâm kỹ lưỡng đến sống còn của doanh nghiệp: vấn đề Tài chính & Dòng tiền
Trong khủng hoảng, nhìn lại năm 2020 vừa rồi, tất cả chúng ta đều dễ dàng thấy được vai trò tối quan trọng của dòng tiền trong vận hành doanh nghiệp.
Dòng tiền chính là huyết mạch nuôi dưỡng mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Để có được những kiến thức chi tiết & chuyên sâu về quản trị, đặc biệt là quản trị dòng tiền & các kiến thức tài chính cấp cao để giúp chủ doanh nghiệp tiếp tục chèo lái con thuyền của mình vượt qua khủng hoảng & phát triển mạnh hơn trong thập niên số 4.0 sang 5.0 này, quý độc giả có thể đăng ký ngay các khóa học Online như Giám đốc tài chính (CFO) của Smart Train, hoặc tham khảo thêm các khóa học offline về tài chính chuyên sâu của Viện tài chính AFC Việt Nam theo các thông tin liên lạc quý khách thấy trên màn hình.
Khóa học Giám Đốc Tài Chính Online tại Smartrain sẽ đem tới cho quý khách những kiến thức quản trị tài chính cao cấp nhất để tối ưu hóa & dồi dào hóa dòng tiền cho doanh nghiệp của bạn.
Smart Train - người hoa tiêu thông thái giúp lãnh đạo lèo lái con thuyền doanh nghiệp Luôn đứng vững trước mọi thử thách, sóng gió tiến tới bến bờ thịnh vượng.