Kế hoạch tài chính được coi như một bộ phận quan trọng và không thể thay thế trong hoạt động kinh doanh của một tổ chức vì nó liên quan đến các mục tiêu tài chính đã xác lập cũng như cách thức sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu này.
Làm sao để lập kế hoạch tài chính được hiệu quả
Bước 1: Nghiên cứu
Kế hoạch tài chính là một phần quan trọng của quản lý tài chính. Vì vậy đòi hỏi người lập kế hoạch phải cẩn thận và tỉ mỉ ở mọi công đoạn. Đặc biệt là khâu chuẩn bị bằng cách nghiên cứu toàn bộ kiến thức liên quan tới phương pháp lập kế hoạch tài chính.
Bước 2: Xác định nhu cầu tài chính
Để xác định nhu cầu tài chính người đứng đầu công ty cần phải trả lời được những câu hỏi sau:
- Mục tiêu đầu tư của bạn là gì?
- Bạn sẽ đầu tư bao nhiêu tiền?
- Bạn đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu hay cả hai?
- Bạn định đầu tư dài hạn hay ngắn hạn?
- Bạn mong đợi quyền lợi gì từ sự đầu tư của mình?
Khi đã xác định cho mình những nhu cầu tài chính cụ thể, bạn sẽ định hướng được những bước đi tiếp theo.
Xác định rõ mục tiêu tài chính cần thiết
Bước 3: Thu thập dữ liệu tài chính
Sau khi xác định rõ nhu cầu tài chính của doanh nghiệp, bạn cần tìm được một chuyên gia lập kế hoạch tài chính phù hợp. Người này sẽ lập ra một bảng kế hoạch tài chính để tìm hiểu toàn bộ thông tin về dòng tiền mặt bạn định đầu tư và trách nhiệm pháp lý đi kèm. Đồng thời chuyên gia sẽ cùng doanh nghiệp tìm hiểu những tài liệu liên quan tới trách nhiệm pháp lý, tài sản, các khoản khấu trừ thuế, và các tài liệu về phúc lợi nhân viên nói chung
Ngoài kế hoạch về tài chính, chủ doanh nghiệp cũng cần xác định rõ các mục như tuổi nghỉ hưu, trợ cấp hưu trí , phân phối tổng tài sản ra, dự báo vào có biện pháp đề phòng nếu tình trạng làm phát có thể xảy ra,.. và những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai.
Bước 4: Phát triển kế hoạch tài chính
Lập kế hoạch tài chính tỉ mỉ
Phát triển kế hoạch tài chính là một trong những việc đầu tiên khi triển khai ý tưởng của người lập kế hoạch tài chính. Khâu này bao gồm các mục sau: Giải thích những ưu và nhược điểm của kế hoạch, hiểu biết về luật thuế và hệ thống tài chính, xem xét các vấn đề về sức khỏe và an toàn lao động,..
Bước 5: Triển khai kế hoạch tài chính
Đây là bước quyết định thành công trong toàn bộ quá trình lập kế hoạch tài chính. Thời gian triển khai kế hoạch tài chính cần được xác định rõ ràng ngay từ bước đầu tiên của kế hoạch. Trong giai đoạn này, các chi tiết phức tạp liên quan đến thuế, bảo hiểm, hay vấn đề nghỉ hưu,…cần được chú trọng. Và cũng chính trong giai đoạn này doanh nghiệp của bạn sẽ có thể nhận được lời đề nghị hợp tác nếu nó kế hoạch tài chính đủ thuyết phục, hấp dẫn.
Bước 6: Giám sát kế hoạch tài chính
Giám sát tài chính hiệu quả
Trong suốt quá trình triển khai, các chủ doanh nghiệp cần theo dõi, giám sát cẩn thận từng bước của quá trình đó. Cùng với chuyên gia lập kết hoạch tài chính xây dựng các bản đánh giá danh mục đầu tư, bản cập nhật bảo hiểm, bản lựa chọn đầu tư, thuế và các bản báo cáo về tình hình thị trường để dự đoán và phòng tránh các rủi ro trong tương lai.
Bên cạnh đó, các chủ doanh nghiệp tương lai cũng cần sử dụng tối đa khả năng của mình để nghe ngóng, để quan sát và nắm bắt thật nhanh những thay đổi của thị trường và chuyển mình theo những thay đổi đó cho thật phù hợp.
Việc lập kế hoạch tài chính là khâu quan trọng, quyết định tới sự thịnh vượng của doanh nghiệp. Vì vậy người đứng đầu các doanh nghiệp cần có những biện pháp đặc biệt chú trọng tới toàn bộ quá trình tạo nên một bản kế hoạch tài chính hoàn hảo.