0918.924.388

8 dấu hiệu đặc biệt cần lưu ý trong phân tích báo cáo tài chính công ty

  08/06/2018

Khi học cách phân tích báo cáo tài chính công ty bạn cần phải biết đọc báo cáo tài chính trước đã. Bởi báo cáo tài chính là thước đo tình hình sức khỏe tài chính công ty.

Nếu bạn biết cách phân tích báo cáo tài chính công ty thành thục, những dữ liệu trên báo cáo sẽ trở thành những “con số biết nói”. Sự phát triển bền vững hay đang lâm nguy biểu thị thông qua các con số này cho chúng ta tín hiệu về những vấn đề trong công ty. Ở bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 8 dấu hiệu cần đặc biệt lưu ý trước khi phân tích báo cáo tài chính công ty.

Xem thêm bài viết: Phân tích tài chính là gì

Làm thế nào để đọc báo cáo tài chính?

Để phân tích báo cáo tài chính công ty cần biết đọc báo cáo tài chính

Trước khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính công ty, bạn cần biết đọc báo cáo tài chính thành thục. Việc mở ra và chỉ đơn giản tìm kiếm đánh giá các chỉ tiêu chính về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, dòng tiền là chưa đủ. Có nhiều phần khác mà bạn nên biết.

Báo cáo tài chính cung cấp một bức tranh toàn cản về dòng tiền trong công ty và vị thế tài chính của công ty đó trong một năm tài chính.

Về cơ bản, Báo cáo tài chính công ty gồm 4 thành phần: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ , thuyết minh Báo cáo Tài chính.

Ngoài ra còn có:

Báo cáo Kiểm toán:

Sau khi kết thúc của một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính thì là lúc kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán của mình nằm trong báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán có thể hiểu là bảng tổng hợp kết luận cuối cùng của kiểm toán viên mà trên đó kiểm toán viên đánh giá báo cáo tài chính của công ty đã phản ánh trung thực, hợp lý hay chưa? Đã tuân thủ đúng theo Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành hay chưa. Qua đó đưa ra ý kiến kiểm toán viên về báo cáo tài chính.

Bản cáo bạch:

Khi phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty phát hành phải công bố cho người mua chứng khoán những thông tin về bản thân công ty, nêu rõ những cam kết của công ty và những quyền lợi cơ bản của người mua chứng khoán...để trên cơ sở đó người đầu tư có thể ra quyết định đầu tư hay không. Tài liệu phục vụ cho mục đích đó gọi là Bản cáo bạch hay Bản công bố thông tin.

Tham khảo bài viết: Phân tích tài chính dự án đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính dự án

Bây giờ khi bắt tay vào đọc và phân tích báo cáo tài chính công ty, dưới đây là 8 dấu hiệu cần đặc biệt lưu ý:

1. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu D/E (debt-to-equity ratio) đang tăng lên:

Điều này cho thấy công ty đang sử dụng nợ nhiều hơn cả những gì công ty có.Một dấu hiệu báo động nếu tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 100%.

Ngoài ra bạn cũng có thể theo dõi Hệ Số Khả Năng Thanh Toán Lãi Vay (Interest coverage ratio) được tính bằng cách lấy thu nhập trước thuế và lãi vay ( EBIT) chia cho lãi vay. Nếu hệ số này nhỏ hơn 5 thì đây cũng là điểm cần chú ý vì khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp thấp.

Hình 1.1: Cơ cấu sử dụng nợ của công ty tăng dần qua các năm. Đến năm 2015 công ty có chỉ số nợ/vốn chủ sở hữu là 208%

2. Doanh thu liên tục giảm qua các năm:

Nếu doanh nghiệp đầu tư nhiều yếu tố đầu vào để mở rộng sản xuất kinh doanh thì có thể sẽ khiến doanh thu sụt giảm. Nhưng nếu doanh nghiệp đã cắt giảm chi phí mà doanh thu vẫn suy giảm trong 3 hoặc nhiều năm liền thì cũng cần xem xét tính hiệu quả hoạt động của công ty. 

Hình 2.2: Doanh thu bán hàng công ty giảm 3 năm liên tiếp

3. Khoản mục “Chi phí khác” trên bảng cân đối kế toán lớn bất thường:

Nếu các khoản mục “Chi phí khác” đột nhiên biến động và có giá trị cao bất thường thì cần xem xét nguyên nhân là gì. Nếu không có cơ sở hợp lý để giải thích thì cần đặc biệt lưu ý.

Hình 3.1: Doanh nghiệp có chi phí khác cao bất thường khi tăng gấp 4 lần so với năm trước đó nhưng lại không có giải thích nào trong thuyết minh BCTC

4. Dòng tiền thiếu ổn định:

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ thể hiện dòng tiền qua các năm. Nếu dòng chảy tiền tệ được duy trì ổn định, không xảy ra tình tranh quá thừa hay quá thiếu tiền mặt là một tín hiệu tốt cho biết sức khỏe công ty. Nhưng nếu dòng tiền thiếu ổn định tăng giảm thất thường cũng cần xem xét cẩn trọng.

Hình 4.1: Một công ty có dòng tiền âm và thiếu ổn định

5. Doanh thu ảnh hưởng bởi sự tăng lên của các khoản phải thu và hàng tồn kho:

Các khoản phải thu và hàng tồn kho cũng cần quản trị hiệu quả. Công ty cần có một lượng hàng tồn kho nhất định để đáp ứng đơn đặt hàng. Nhưng nếu trữ quá nhiều hàng tồn kho không bán được sẽ ảnh hưởng tới doanh thu. Các khoản phải thu sẽ ảnh hưởng đến quản trị dòng tiền, nếu khoản phải thu quá lớn sẽ dễ dẫn đến thiếu tiền mặt vì doanh nghiệp cho nợ tiền hàng quá nhiều.

Hình 5.1: Một doanh nghiệp ngành mía đường bị chôn vốn trong hàng tồn kho khi nguồn cung mía đường dư thừa khiến thành phẩm sản xuất không bán được

6. Liên tục phát hành cổ phiếu:

Nếu công ty liên tục phát hành cổ phiếu thì sẽ dễ xảy ra hiện tượng pha loãng cổ phiếu. Nếu số lượng cổ phần của một công ty liên tục tăng hai hoặc ba phần trăm mỗi năm cho thấy công ty đang phát hành nhiều cổ phần và làm loãng giá trị của công ty.

Hình 6.1: Công ty liên tục tăng vốn chủ sở hữu bằng hình thức phát hành cổ phiếu bổ sung gây thiệt hại nhiều đến cổ đông thiểu số

7. Nợ vay luôn cao hơn tài sản bảo đảm:

Nếu một công ty duy trì tỉ lệ nợ vay trên tài sản đảm bảo ổn định và không quá chênh lệch thì có thể chấp nhận được. Về mặt kỹ thuật, nợ vay cao hơn tài sản bảo đảm nằm trong kế hoạch tài chính đã được lập. Nếu công ty để nợ phải trả tăng cao mà không có tài sản bảo đảm cũng có thể là dấu hiệu việc sử dụng đòn bẩy quá nhiều.

8. Giảm biên lợi nhuận gộp (GROSS MARGIN):

Đây là thước đo về tính sinh lời của công ty được tính bằng cách lấy lợi nhuận thu được trên doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ suất lợi nhuận biên giảm là điểm nên lưu ý. Biên lợi nhuận thể hiện chi phí sản xuất trực tiếp ra hàng hóa hoặc dịch vụ và biên lợi nhuận cần phải đủ để trang trải chi phí hoạt động như chi phí nợ.

Biên lợi nhuận gộp được tính bằng cách lấy lợi nhuận gộp chia cho doanh thu. Nếu tỷ suất lợi nhuận biên giảm thì chứng tỏ giá vốn hàng bán của của công ty tăng hoặc doanh thu thuần giảm.

Hình 8.1: Biên lợi nhuận gộp công ty giảm qua các năm từ 34% về 6% rồi -7%

Cho dù bạn là cổ đông hay nhà đầu tư hay người làm trong ngành tài chính, học phân tích báo cáo tài chính công ty đều phải bắt đầu từ đọc báo cáo tài chính thành thạo. Hãy dành thời gian để tìm hiểu sâu báo cáo tài chính và xem xét những dấu hiệu khả nghi để có những nhận định đúng đắn về tình hình tài chính của công ty.

Để trở thành một chuyên gia tài chính hay Giám đốc tài chính CFO, việc đọc hiểu để “mổ xẻ” được các con số cũng cần đặt trong mối tương quan về ngành, về môi trường kinh doanh để việc phân tích càng sâu rộng và chính xác hơn.

  • Các lỗi về hóa đơn và mức xử phạt mới nhất kể từ năm 2022

    Các lỗi về hóa đơn và mức xử phạt mới nhất kể từ năm 2022

  • Những lợi ích bất ngờ của đào tạo trực tuyến

    Những lợi ích bất ngờ của đào tạo trực tuyến

  • 18 trang web tra cứu thông tin dân kinh tế cần phải biết

    18 trang web tra cứu thông tin dân kinh tế cần phải biết

  • 3 điều để cuộc sống trở nên viên mãn

    3 điều để cuộc sống trở nên viên mãn

  • Lợi ích của đào tạo Inhouse tới doanh nghiệp

    Lợi ích của đào tạo Inhouse tới doanh nghiệp

  • Những câu nói hay, truyền cảm hứng cho bạn

    Những câu nói hay, truyền cảm hứng cho bạn

  • Netflix chuẩn bị cho chạy quảng cáo trên nền tảng

    Netflix chuẩn bị cho chạy quảng cáo trên nền tảng

  • Bí quyết tăng hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp trong thời kỳ biến động

    Bí quyết tăng hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp trong thời kỳ biến động