Đối với bất cứ giám đốc tài chính hay nhà quản trị tài chính, phân tích báo cáo tài chính cũng đều rất quan trọng. Dưới đây sẽ là các bước phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
6 bước phân tích báo cáo tài chính tốt nhất
Bước 1: Xác định các đặc điểm kinh tế
Trước hết, bạn cần xác định cũng như hiểu rõ về chuỗi giá trị của ngành công nghiệp phục vụ cho các hoạt động mà liên quan đến công ty. Các hoạt động bao gồm: Sản xuất sản phẩm, dịch vụ, phân phối, mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter…
Bước 2: Xác định chiến lược công ty
Tiếp theo, hãy xem bản chất của sản phẩm, dịch vụ do công ty sản xuất gồm: tính độc đáo, mức lợi nhuận, sự tương tác từ khách hàng, chi phí truyền thông. Ngoài ra, còn có các yếu tố như tích hợp chuỗi cung ứng, đa dạng hóa địa lý và đa dạng hóa ngành cũng cần xem xét.
Bước 3: Đánh giá chất lượng báo cáo tài chính của công ty
Cần xem xét kỹ những báo cáo tài chính trong bối cảnh công ty xem có đúng với chuẩn mực hiện thời không. Phải tự trả lời liệu từ bảng cân đối có thể khái quát toàn diện tình hình kinh tế của công ty. Việc đánh giá báo cáo lưu chuyển nguồn vốn tiền tệ giúp hiểu rõ tình hình hoạt động công ty từ hoạt động, đầu tư, cho đến chi phí phụ trợ cho sản xuất, nguồn thu chi ra sao… Bởi nó ít nhiều ảnh hưởng đến tổ chức.
Phân tích báo cáo tài chính rất quan trọng
Bước 4: Phân tích lợi nhuận và rủi ro hiện tại
Đây là bước mà các chuyên gia tài chính hay CFO thực sự có thể tăng thêm giá trị trong công cuộc đánh giá công ty thông qua báo cáo tài chính. Dĩ nhiên công cụ phân tích phổ biến nhất là tỷ lệ báo cáo tài chính vì nó liên quan tới thanh khoản, quản lý tài sản, lợi nhuận, công nợ quản lý/ bảo hiểm/ rủi ro/ định giá thị trường.
Đối với khả năng sinh lời, có hai vấn đề cần kiểm soát kỹ: lợi nhuận là hoạt động của công ty liên quan đến tài sản - không phụ thuộc vào cách công ty đầu tư vào các tài sản đó và lợi nhuận từ các cổ đông.
Bước 5: Lập báo cáo tài chính dự báo
Mặc dù rất khó khăn để các chuyên gia tài chính phải đưa ra những giả định hợp lý về tương lai cho công ty cũng như xác định xem các giả định này sẽ tác động như thế nào đến cả dòng tiền và nguồn đầu tư. Thông thường những dạng báo cáo như thế này sẽ theo hình thức pro-forma, tức dựa trên các kỹ thuật chẳng hạn như phần trăm của phương pháp tiếp cận bán hàng.
Bước 6: Giá trị công ty
Mặc dù có rất nhiều phương pháp xác định giá trị công ty nhưng phổ biến nhất vẫn là phương pháp định giá theo giá trị nội tại. Giá trị của công ty được xác định theo phương pháp trên được gọi là giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp. Nó phản ánh giá trị thực chất, giá bán từng phần các tài sản hiện có của doanh nghiệp ở thời điểm định giá.
Chương trình đào tạo Giám đốc tài chính online tại Smartrain.vn sẽ giúp bạn phân tích báo cáo tài chính tốt nhất
>>> Tham khảo: Khóa học Giám đốc tài chính online tại Smartrain.vn