Việc phân tích rủi ro tài chính sẽ không đạt hiệu quả cao nếu không có các công cụ hỗ trợ. Có 3 công cụ phân tích rủi ro tài chính được sử dụng khá phổ biến sau đây!
Để tiến hành các phân tích tài chính doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ phân tích cơ bản như cây phân tích, sơ đồ xương cá, biểu đồ Pareto...
Xem thêm: Phân tích rủi ro tài chính là gì
Phân tích rủi ro tài chính bằng cây phân tích (cây quyết định)
Trong lý thuyết quyết định (chẳng hạn quản lý rủi ro), một cây quyết định (tiếng Anh: decision tree) là một đồ thị của các quyết định và các hậu quả có thể của nó (bao gồm rủi ro và hao phí tài nguyên). Cây quyết định được sử dụng để xây dựng một kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. Các cây quyết định được dùng để hỗ trợ quá trình ra quyết định. Cây quyết định là một dạng đặc biệt của cấu trúc cây.
Ví dụ về cây quyết định
Phân tích rủi ro tài chính bằng sơ đồ xương cá
Biểu đồ xương cá ( fishbone diagram ) hay biểu đồ nguyên nhân – kết quả có tên gốc là phương pháp Ishikawa là 1 phương pháp nhằm nhận diện vấn đề và đưa ra giải pháp trong quản lý, lãnh đạo.
Ví dụ về biểu đồ xương cá
Biểu đồ xương cá là 1 phương pháp nhằm nhận diện vấn đề và đưa ra giải pháp trong quản lý, lãnh đạo. Đây là phương pháp truy vấn ngược từ kết quả để tìm ra nguyên nhân của vấn đề. Biểu đồ này được giáo sư Kaoru Kawasaki đưa ra vào những năm 1960. Phương pháp này đã được người Nhật áp dụng và phát triển rất thành công, hiện nay nó vẫn là một trong những công cụ chính được sử dụng trong quản lý. Nó được gọi là biểu đồ xương cá bởi có hình dạng giống xương cá.
Tìm hiểu thêm bài viết: Tác động của rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp
Phân tích rủi ro tài chính bằng biểu đồ Pareto
Biểu đồ pareto là dạng biểu đồ trực quan, biểu diễn các nguyên nhân của một vấn đề được sắp xếp theo mức độ giảm dần. Căn cứ vào đó, chúng ta tập trung giải quyết các vấn đề, các nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất. Do đó biểu đồ pareto giúp giải quyết vấn đề hiệu quả. Chuẩn bị nguồn lực thích hợp.
Ví dụ biểu đồ Pareto
Biểu đồ này được Pareto – nhà kinh tế người Ý đưa ra đầu tiên, sau đó đã được Joseph Juran – một nhà chất lượng người Mỹ - áp dụng vào những năm 1950. Nguyên tắc Pareto dựa trên quy tắc “80 – 20”, có nghĩa là 80% ảnh hưởng của vấn đề do 20% các nguyên nhân chủ yếu.
Biểu đồ Pareto phản ánh nguyên nhân gây ra vấn đề được sắp xếp theo các tỷ lệ và mức độ ảnh hưởng tác động của các nguyên nhân đến vấn đề. Qua đó giúp nhà quản trị rủi ro đưa ra các quyết định khắc phục vấn đề một cách hữu hiệu. Bởi vì nhà quản trị sẽ biết đâu là nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất để tập trung nguồn lực giải quyết.
Trên đây là 3 công cụ phân tích rủi ro tài chính cơ bản được sử dụng khá phổ biến. Đối với mỗi phương pháp phân tích đều có thể tách rời hoặc kết hợp để mang lại hiệu quả cao nhất. Trong phân tích rủi ro tài chính, các yếu tố rất quan trọng là những thông tin, dữ liệu đầu vào, bao gồm dữ liệu và kinh nghiệm quá khứ cùng với dự báo xu hướng cho giai đoạn trước mắt và tương lai xa hơn. Tuy vậy, quan trọng bậc nhất vẫn là nhận thức sâu sắc của ban lãnh đạo về tính chất nguy hại của các rủi ro từng xảy ra hay đang tiềm ẩn và tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro.