Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ cần phải có những chiến lược kinh doanh cũng như quản lý doanh nghiệp tốt thì mới có thể tồn tại.
Để đưa ra được những chiến lược quản lý doanh nghiệp nhỏ hiệu quả, nhà quản lý cần nắm được những bí quyết về quản lý. Dưới đây sẽ là 5 bí quyết được nhà sáng lập đồng thời là CEO của tập đoàn BTM đưa ra dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp nhỏ.
Làm sao để có thể quản lý doanh nghiệp nhỏ hiệu quả
1. Timing is Everything (Thời gian là tất cả)
Sản phẩm hay dịch vụ của bạn xuất hiện trên thị trường phải đúng lúc. Nếu thị trường chưa sẵn sàng đón nhận sản phẩm của bạn nhưng bạn vẫn quyết định làm thì bạn cần có nguồn lực và chấp nhận gia tăng cạnh tranh.
Bạn sẽ cần phải chọn giữa chờ thị trường bắt kịp hoặc điều chỉnh sản phẩm của mình sao cho phù hợp với thị trường.
Các doanh nghiệp nhỏ có lợi thế hơn về việc đưa ra các lựa chọn và thực hiện thay đổi mà không cần một quy trình toàn diện và các mâu thuẫn quan điểm làm trì hoãn các tập đoàn lớn. Bạn cần phải dự đoán thị trường và nhu cầu của khách hàng để liên tục đổi mới và tiến về phía trước. Điều này đòi hỏi người lãnh đạo phải nhanh nhẹn và có khả năng thích ứng nhanh chóng, sẵn sàng chấp nhận thất bại và từ thất bại đó đứng dậy và tiến về phía trước.
Thời gian là tất cả
2. Brand, Brand and Brand (Thương hiệu, thương hiệu và thương hiệu)
Nền kinh tế ngày nay đòi hỏi các nhà lãnh đạo quản lý doanh nghiệp phải có các ấn tượng tốt với khách hàng hoặc đối tác, hoặc không khách hàng sẽ chuyển sang đối thủ cạnh tranh của bạn để tìm kiếm một sự hợp tác có lợi hơn.
Nếu bạn muốn doanh nghiệp của mình được mở rộng quy mô và phát triển, bạn nên chú trọng vào việc xây dựng thương hiệu của mình. Những liên kết tình cảm từ của khách hàng với sản phẩm của bạn sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững hơn. Dưới đây là một số những nguyên tắc để kết nối và định hình thương hiệu của bạn:
- Lựa chọn khách hàng mục tiêu: Con đường đưa bạn đến với thất bại chính là việc cố gắng làm tất cả mọi người yêu thích sản phẩm của bạn. Hãy lựa chọn khôn khéo các đối tượng trong đó.
- Kết nối cộng đồng: Mục tiêu của bạn chính là làm khách hàng gắn bó với thương hiệu của bạn.
- Truyền cảm hứng và sự ảnh hưởng của bạn đến khách hàng: Một thông điệp mang thương hiệu của bạn gợi cảm hứng cho khách hàng sẽ tốt hơn so với việc chỉ nhấn mạnh các ưu điểm trong sản phẩm
- Củng cố hình ảnh thương hiệu trong công ty của bạn: Hãy đảm bảo rằng nhân viên ở mọi cấp độ trong công ty của bạn đều hành động và ứng xử theo chuẩn để củng cố hình ảnh thương hiệu của bạn.
Xây dựng thương hiệu hình ảnh của riêng bạn
3. Mở rộng quy mô kinh doanh của bạn
Tạo ra sản phẩm và thương hiệu độc đáo là chưa đủ. Bên cạnh việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, bạn còn cần phải mở rộng quy mô để phát triển kinh doanh. Mô hình kinh doanh của bạn đã được mở rộng khi:
- Bạn đã có thể tuyển dụng được những nhân viên bán hàng có năng suất bằng bạn hoặc trưởng nhóm bán hàng.
- Bạn đã có thể tăng nguồn khách hàng tiềm năng của mình lên một cách nhất quán.
- Tỷ lệ tạo ra doanh thu và doanh thu của bạn có thể được dự báo nhất quán.
- Chi phí của bạn để có được khách hàng mới thấp hơn đáng kể so với số tiền bạn có thể kiếm được từ khách hàng đó theo thời gian.
- Khách hàng của bạn có được sản phẩm đúng thời gian và địa điểm.
4. Embrace Technology (Ứng dụng công nghệ vào doanh nghiệp)
Khoảng 64% những người tham gia khảo sát chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ của Bank of America (BofA) cho biết rằng họ muốn tận dụng tốt hơn các cải tiến công nghệ giúp quản lý công việc kinh doanh của họ. Nếu một doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu đúng đắn, công nghệ sẽ giúp họ thực hiện những nhu cầu đó. Hầu như không có cản trở nào trong việc thâm nhập vào thời đại với mạng lưới vô tuyến và có thể tiếp cận nhanh chóng, không tốn quá nhiều chi phí với các công nghệ hỗ trợ trong kinh doanh.
Hiện nay tại Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp ứng dụng các cải tiến công nghệ vào kinh doanh còn khá thấp dẫn đến không phát huy được hết hiệu quả trong kinh doanh.
Ứng dụng các công nghệ trong việc kinh doanh
5. De-Stress for Success (Giảm tải áp lực để thành công)
Hầu hết các chủ doanh nghiệp nhỏ xem việc xây dựng và quản lý doanh nghiệp nhỏ của họ căng thẳng gấp đôi so với việc duy trì các mối quan hệ tình cảm với người bạn đời của họ, gấp 3 lần khi nuôi con và hơn 4 lần so với việc quản lý tài chính cá nhân của chính họ.
Qua các cuộc khảo sát có thể thấy rằng các chủ doanh nghiệp nhỏ thường xuyên bỏ qua các hoạt động thể dục, thể thao và hoạt động cá nhân khác để tập trung vào công việc. Có đến 38% chủ sở hữu các doanh nghiệp nhỏ duy trì các công việc toàn thời gian hoặc bán thời gian trong khi quản lý doanh nghiệp của riêng mình.
Những căng thẳng là không thể tránh khỏi, tuy nhiên nếu bạn không có sức khỏe tốt, vui vẻ và có động lực thì bạn sẽ không thể tạo ra một mô hình kinh doanh với trải nghiệm tích cực trên thị trường. Bên cạnh đó bạn cũng có thể làm ảnh hưởng tới những nhân sự của bạn. Sẽ không ai muốn làm việc cho một chủ doanh nghiệp hay càu nhàu, khó tính và kiệt quệ.
Chính vì vậy, hãy đầu tư thời gian và công sức để chăm sóc bản thân về mặt thể chất lẫn tinh thần sẽ giúp gia tăng cơ hội thành công cho doanh nghiệp của bạn.