Tại Việt Nam một CFO sẽ có công việc đa phần giống như một kế toán trưởng, kiểm soát các quy trình liên quan đến thu – chi tiền, hoạt động thuế, chiết khấu dòng tiền hay thậm chí là lập bảng lương… Vậy CFO tại Việt Nam và CFO thế giới có gì khác biệt? Hãy cùng Smartrain.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Sự khác biệt giữa giám CFO Việt Nam và nước ngoài
Nhìn chung nhiệm vụ của CFO bao gồm 4 mảng chính:
(1) Hoạt động đầu tư, tìm phương án đầu tư tiền của doanh nghiệp một cách hiệu quả;
(2) Hoạt động tài trợ – tìm và đảm bảo nguồn tiền cho các phương án đầu tư;
(3) Hoạt động chia lợi tức – góp vốn và phân chia lợi nhuận;
(4) Hoạt động truyền thông – tạo dựng niềm tin, uy tín của doanh nghiệp trong cộng đồng tài chính, kinh doanh và báo chí.
Tinh hoa quản trị doanh nghiệp
Cụ thể hơn, CFO ở nước ngoài là người đứng đầu bộ máy quản lý tài chính, phân tích – xây dựng các kế hoạch tài chính, khai thác và hoạch định chiến lược sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính – quản lý cấu trúc vốn, dòng tiền, cảnh báo và kiểm soát các nguy cơ và dự báo tình hình tài chính trong tương lai.
CFO chuẩn quốc tế có vai trò chiến lược gắn với tầm nhìn dài hạn của công ty, đòi hỏi am hiểu thị trường tài chính, ngân hàng, kế toán, thuế, hải quan… nắm chắc trong tay chính sách kinh tế quốc gia và các vấn đề liên quan đến tài chính quốc tế.
CFO - Chief Financial Officer
Có thể thấy, doanh nghiệp Việt Nam đang có những thay đổi tích cực trong vấn đề quản trị tài chính khi ngày càng nhiều hội thảo, diễn đàn có sự góp mặt của các Giám đốc tài chính quốc tế được tổ chức, nhiều khóa học hay chương trình đào tại dành riêng cho CFO được quan tâm đông đảo. Đây là bước đi tất yếu, thể hiện sự quan tâm một cách nghiêm túc về vị trí CFO đúng nghĩa trong doanh nghiệp, phù hợp với xu hướng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế bền vững.
(Tổng hợp)