0918.924.388

Con đường trở thành giám đốc tài chính CFO tương lai

  11/06/2018

Làm sao để trở thành Giám đốc Tài chính CFO là câu hỏi của rất nhiều nhân sự trong ngành tài chính có ước vọng chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp. Cùng tìm hiểu bằng bài viết dưới đây!

Tại sao Giám đốc Tài chính CFO lại được coi là thước đo đỉnh cao nghề nghiệp?

Giám đốc Tài chính CFO (Chief Financial Officer) – được coi là “sếp” phụ trách hoạt động Tài chính của doanh nghiệp. Chắc các bạn đã từng nghe đến nhân vật này ở đâu đó và cũng có những hình dung nhất định về nghề Giám đốc Tài chính. CFO được xem là “cánh tay phải” của CEO (Chief Executive Officer), người hiện thực hóa tầm nhìn của CEO thành các con số tài chính, quyết định thành bại của doanh nghiệp.

Vậy nên không phải ngẫu nhiên mà nhiều doanh nghiệp phải tìm “đỏ mắt” không thấy nhân sự cho vị trí Giám đốc Tài chính. Bởi yêu cầu nghề nghiệp của Giám đốc Tài chính là rất khắt khe và dĩ nhiên đi kèm là mức đãi ngộ cực tốt. Song song với đó có rất nhiều cuộc khảo sát chỉ ra rằng, các CFO là các ứng cử viên “sáng giá” nhất cho vị trí của CEO.

Thế giới cũng đã “ghi danh” các CEO nổi tiếng đi lên từ một CFO như: Indra Nooyi – CEO của Pepsico; Ian Livingston - CEO BT Group hay John Dasburg - CEO của Burger King và sau đó trở thành CEO của DHL Airways.

Xem thêm bài viết: CFO là gì

Trước khi trở thành CFO cần phân biệt vai trò với kế toán trưởng

CFO nắm trong tay cả hệ thống Tài chính và Kế toán của doanh nghiệp

Nhiều người nhầm lẫn vai trò, sự khác nhau của Giám đốc Tài chính và kế toán trưởng. Có một vài điểm liên quan giữa hai vị trí về nghề nghiệp nhưng bản chất thì khác nhau.

Kế toán trưởng là người đảm trách việc hoạch định, phân bổ ngân sách cho sản xuất, kinh doanh, nắm trong tay hệ thống sổ sách chứng từ, lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp.

Trong khi đó, Giám đốc Tài chính đảm nhiệm vị thế quan trọng về hoạch định chiến lược tài chính ngắn, trung, dài hạn cho CEO. CFO là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của phòng Tài chính và phòng kế toán; quản trị rủi ro và dự báo các “kịch bản” tài chính có thể xảy ra trong doanh nghiệp trong tương lai; ra quyết định tài chính về dòng tiền, đầu tư, phân phối lợi nhuận… để tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp.

Do vậy vai trò của Giám đốc Tài chính bao quát và rộng hơn so với kế toán trưởng. Hiện nay, đa phần các CFO đều kiêm nhiệm chức danh Kế toán trưởng. Tuy nhiên, những đòi hỏi về kiến thức và kỹ năng của CFO rất khác với Kế toán trưởng, chính điều lầm tưởng này đã khiến cho các CFO ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các CFO ở các doanh nghiệp còn kiêm nhiệm bị kiềm chân trong việc hoạch định tài chính.

Tham khảo bài viết: Công việc của giám đốc tài chính CFO

Phẩm chất cần có và kỹ năng của Giám đốc Tài chính tương lai là gì?

Kỹ năng nhận diện và giải quyết vấn đề

Nhận biết các vấn đề về tài chính để phòng ngừa rủi ro là kỹ năng Giám đốc Tài chính cần có. Việc nhạy bén trong quan sát, nhận diện vấn đề tiềm ẩn và giải quyết kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp luôn chủ động quản trị tài chính.

Kỹ năng hoạch định chiến lược

Từ những bản phân tích tài chính, Giám đốc Tài chính phải có kỹ năng tổng hợp, đánh giá số liệu để xây dựng chiến lược tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi CFO cần có kỹ năng quan sát, tầm nhìn bao quát và sâu rộng, hiểu biết ngành nghề và đối thủ cạnh tranh.

Kỹ năng đối ngoại và truyền thông

Kỹ năng này bao gồm giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, quan hệ với đối tác kinh doanh, đầu tư. CFO phải duy trì quan hệ tốt với cộng đồng tài chính, đầu tư, kinh doanh ... để khi cần có thể thu xếp nguồn vốn với chi phí tối ưu cho doanh nghiệp. Đặc biệt, do tính chất công việc đòi hỏi phải giao tiếp thường xuyên với các phòng ban trong doanh nghiệp cũng như đối tác, khách hàng, cổ đông, ngân hàng … lại thường đề cập vấn đề rất nhạy cảm là tài chính, nên CFO phải có khả năng truyền thông xuất sắc.

Kỹ năng quản lý

Để điều hành hoạt động của bộ phận tài chính kế toán theo đúng kế hoạch tài chính đề ra, Giám đốc Tài chính phải có kỹ năng quản lý. Cần trở thành tấm gương cho nhân viên cấp dưới noi theo về tính kỷ luật, nghiêm túc trong công việc, kiên nhẫn với mục tiêu, hoàn thành mọi việc đúng tiến độ với hiệu quả tốt nhất. Điều đó sẽ tạo dựng niềm tin cho cấp dưới và việc tổ chức quản lý khoa học sẽ giúp CFO giao việc và ủy quyền hiệu quả.

Kỹ năng quản lý sự thay đổi

Kỹ năng ứng biến là biết ứng phó với những thay đổi. Đây là một kỹ năng rất khó, nó giúp Giám đốc Tài chính dự đoán mục tiêu tương lai cho doanh nghiệp với những biến động kinh tế tài chính khôn lường. Sở hữu kỹ năng này giúp CFO bình tĩnh đối mặt với các tình huống phát sinh và thích ứng ngay với các thay đổi.

Để trở thành Giám đốc Tài chính cần có kiến thức nghề nghiệp sâu sắc

Công việc của CFO gắn liền với việc ra quyết định về tài chính. Chính vì thế, Giám đốc Tài chính cần một nền tảng kiến thức sâu rộng về Kế toán, Tài chính Quốc tế, Tín dụng, Pháp luật về tài chính … Những kiến thức nền tảng cùng những hiểu biết về môi trường kinh doanh giúp CFO có những dự báo và đưa ra quyết định Tài chính chính xác.

Do đó, việc kết hợp giữa kiến thức và kỹ năng nhuần nhuyễn mới có thể tạo nên một Giám đốc Tài chính chuyên nghiệp.

Học gì để trở thành CFO?

Học CFO là đầu tư cho cơ hội nâng tầm thương hiệu cá nhân

Những kiến thức và kỹ năng CFO cần có rất đặc thù. Chính vì thế, nếu bạn muốn trở thành CFO thì nên đi theo hướng đào tạo bài bản hơn là tự học. Đầu tiên, bạn cần lấy bằng Cử nhân hay Thạc sĩ về Kế toán hoặc Tài chính để có kiến thức cơ bản vững chắc.

Sau đó, bạn nên theo học các khóa đào tạo cao cấp như Certified Public Account (CPA), ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), Chartered Financial Analyst (CFA) để lấy chứng chỉ nghề nghiệp có giá trị quốc tế. Đặc biệt, nếu muốn hệ thống lại kiến thức cũng như nắm vững vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của CFO, bạn có thể tham gia các khóa học CFO ở các trung tâm đào tạo.

Một trong những địa chỉ học CFO uy tín và đậm tính thực hành là chương trình Giám đốc tài chính chuyên nghiệp tại Viện Quản trị tài chính AFC.

Khóa học Giám đốc Tài chính CFO chuyên nghiệp tại Viện Quản trị tài chính AFC khắc họa chân dung CFO thời đại toàn cầu hóa

Nếu không có thời gian để học trực tiếp bạn có thể tham gia khóa học Giám đốc Tài chính CFO online tại Hệ thống đào tạo trực tuyến thông minh Smartrain.vn – Chuyên trang học online về quản trị tài chính, kỹ năng làm việc.

Tham khảo khóa học tại: Khóa học Giám đốc tài chính

Con đường dẫn đến vị trí CFO

Cũng như phần lớn các ngành nghề khác, nghề tài chính cũng đòi hỏi phải đi từ thấp đến cao. Nhân viên tài chính khi mới vào nghề thông thường sẽ bắt đầu ở vị trí chuyên viên phân tích tài chính (Financial Analyst). Sau đó, họ sẽ thăng tiến đến Chuyên viên phân tích tài chính cấp cao (Senior Financial Analyst); Chuyên viên hoạch định tài chính (Financial Controller); kế tiếp là vị trí Trưởng phòng phân tích tài chính (Financial Analysis Manager); và cao hơn nữa là Giám đốc kế hoạch tài chính (Financial Planning Associate Director).

Đây là thử thách cuối cùng để đạt đến đỉnh cao nghề nghiệp - vị trí Giám đốc Tài chính (CFO). Nếu bắt đầu từ vị trí kế toán viên, bạn cần vài năm kinh nghiệm làm việc, tích lũy các kỹ năng và kiến thức về Phân tích Tài chính, Quản trị dòng tiền, Quản trị tài chính dự án, Lập kế hoạch Tài chính. Bạn có thể kiêm nhiệm kế toán trưởng và từng bước trở thành Giám đốc Tài chính doanh nghiệp. Đặc biệt, nếu CFO chứng tỏ được năng lực của mình trong một thời gian dài thì còn có nhiều hy vọng được đề bạt làm CEO.

Trong doanh nghiệp, Giám đốc Tài chính CFO là vị trí quản lý quan trọng thứ hai, chỉ sau CEO. Trở thành Giám đốc Tài chính có khó không? Nếu đam mê ngành tài chính và có khả năng phân tích cũng như phán đoán tốt, bạn hãy “mạnh dạn” đặt mục tiêu trở thành CFO trong tương lai. Biết đâu đó chính là bước đệm để một ngày nào đó bạn đạt đến vị trí CEO và chinh phục các đỉnh cao nghề nghiệp khác. Chúc bạn thành công với lựa chọn của mình!

Tìm hiểu thêm về Những giám đốc tài chính nổi tiếng, họ là ai ?

  • Các lỗi về hóa đơn và mức xử phạt mới nhất kể từ năm 2022

    Các lỗi về hóa đơn và mức xử phạt mới nhất kể từ năm 2022

  • Những lợi ích bất ngờ của đào tạo trực tuyến

    Những lợi ích bất ngờ của đào tạo trực tuyến

  • 18 trang web tra cứu thông tin dân kinh tế cần phải biết

    18 trang web tra cứu thông tin dân kinh tế cần phải biết

  • 3 điều để cuộc sống trở nên viên mãn

    3 điều để cuộc sống trở nên viên mãn

  • Lợi ích của đào tạo Inhouse tới doanh nghiệp

    Lợi ích của đào tạo Inhouse tới doanh nghiệp

  • Những câu nói hay, truyền cảm hứng cho bạn

    Những câu nói hay, truyền cảm hứng cho bạn

  • Netflix chuẩn bị cho chạy quảng cáo trên nền tảng

    Netflix chuẩn bị cho chạy quảng cáo trên nền tảng

  • Bí quyết tăng hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp trong thời kỳ biến động

    Bí quyết tăng hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp trong thời kỳ biến động