Nhắc đến Kiểm toán thì mọi người cũng đã quá quen thuộc trong giai đoạn kinh tế phát triển như hiện nay. Tuy vậy, để hiểu một cách rõ ràng chính xác tránh nhầm lẫn là điều cần thiết không phải ai cũng nắm được. Vậy, kiểm toán thực sự là gì? có bao nhiêu loại kiểm toán? Hãy cùng Smartrain.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Kiểm toán là gì?
Công việc của kiểm toán chính là kiểm tra, xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính đó, từ đó giúp cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của tổ chức đó. Hay nói cách khác, kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính được kiểm tra (cung cấp bởi kế toán) nhằm xác đinh và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.
Kiểm toán có những loại nào?
Các loại kiểm toán là?
Có nhiều cách phân loại kiểm toán, nhưng để dễ hiểu nhất thì chúng ta nên phân loại theo chủ thể kiểm toán.
Thứ nhất,Kiểm toán Nhà nước: Do cơ quan kiểm toán Nhà nước tiến hành theo luật định và không thu phí, thông thường đối tượng được kiểm toán là những doanh nghiệp nhà nước.
Thứ hai, Kiểm toán độc lập: Được tiến hành bởi các kiểm toán viên tại các công ty độc lập chuyên về dịch vụ này. Nhiệm vụ chính của họ thường là kiểm toán những báo cáo tài chính, ngoài ra cũng có các dịch vụ khác về tài chính và kinh tế tùy theo yêu cầu của khách hàng. Đây là loại kiểm toán nhận được sự tin cậy từ bên thứ ba hay những nhà đầu tư.
Thứ ba, Kiểm toán nội bộ: Là những kiểm toán viên trong nội bộ một công ty, tổ chức nào đó. Họ thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc. Thường thì những báo cáo kiểm toán này chỉ được sử dụng trong nội bộ công ty mà ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài, vì các kiểm toán viên này cũng là nhân viên trong nội bộ công ty và làm việc dưới ảnh hưởng của ban giám đốc.
Học kiểm toán online
Như vậy, để có thể tìm kiếm việc làm và trở thành một kiểm toán viên nhận được sự tin tưởng, ngoài năng lực chuyên môn, họ cũng cần có những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, chẳng hạn như độc lập, không chịu sự chi phối từ khách hàng, phải đánh giá khách quan và thực tế, và điều quan trọng nhất chính là hiểu và tôn trọng pháp luật.
Tổng hợp