0918.924.388

Khi học E – learning đã trở thành xu hướng phát triển mạnh mẽ

  25/09/2019

Xuất hiện từ khoảng cuối năm 1999, khái niệm "online learning" (học trực tuyến) hay "virtual learning" (học tập ảo) bắt đầu được dùng như một thuật ngữ chỉ môi trường học tập mà trong đó, người học có thể tương tác với môi trường học tập trực tuyến thông qua Internet hoặc các phương tiện truyền thông điện tử khác.

Hình thức học tập trực tuyến ngày càng thu hút người học

Hình thức học tập trực tuyến ngày càng thu hút người học

Thị trường giáo dục trực tuyến có tốc độ phát triển hơn bao giờ hết:  

Với những ưu điểm của mình, hình thức học tập trực tuyến ngày càng thuyết phục người dùng toàn cầu, đồng thời ghi tên ngành công nghiệp đào tạo trực tuyến vào trong bản đồ các ngành công nghiệp đạt doanh thu "khủng" trên thế giới.

Thống kê của Cyber Universities năm 2018 cho thấy, tại Mỹ, hơn 80% trường đại học sử dụng phương thức đào tạo trực tuyến, trong khi đó, tại Singapore, con số này lên tới gần 90%. Tại châu Á, Ấn Độ hiện là một trong những thị trường dẫn đầu trong xu hướng này.

Tiết kiệm thời gian, phù hợp cho người bận rộn

Theo tờ University World News, châu Á là thị trường lớn thứ hai của giáo dục trực tuyến trên thế giới. Ấn Độ và Trung Quốc hiện là 2 quốc gia chiếm 70% vốn đầu tư mạo hiểm vào giáo dục trực tuyến toàn thế giới.

Tổng doanh thu mà thị trường châu Á đạt được trong lĩnh vực này vào năm 2018 rơi vào khoảng 12,1 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam nằm trong top các quốc gia châu Á có thị trường phát triển nhanh về giáo dục trực tuyến.

Tại sao Việt Nam lại hướng tới xu hướng học tập E – learning?

Các khóa học online trên Smartrain.vn


Theo thống kê của Google, có đến 50% người dùng Việt xem video vì muốn tìm hiểu và học một điều mới. Cũng theo số liệu thống kê của Ambient Insight 2017, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 44,3% vượt qua cả Malaysia (39,4%) - vốn là đất nước rất phát triển về đào tạo trực tuyến (E-Learning). Ước tính độ lớn thị trường Edtech (công nghệ cho giáo dục) Việt Nam hàng tháng lên tới con số khoảng 500 tỷ đồng. Điều đó cho thấy Việt Nam chính là thị trường vô cùng tiềm năng cho ngành E-Learning.

Theo một số liệu mà Ambient Insight đưa ra gần đây, với tốc độ tăng trưởng 44,3%, Việt Nam còn vượt qua cả Malaysia (39.4%). Với đà này, Việt Nam sẽ tiếp tục tạo ra sức hút đầu tư lớn vào lĩnh vực này, không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà còn cả các nhà đầu tư nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore...

(Tổng hợp)

  • Các lỗi về hóa đơn và mức xử phạt mới nhất kể từ năm 2022

    Các lỗi về hóa đơn và mức xử phạt mới nhất kể từ năm 2022

  • Những lợi ích bất ngờ của đào tạo trực tuyến

    Những lợi ích bất ngờ của đào tạo trực tuyến

  • 18 trang web tra cứu thông tin dân kinh tế cần phải biết

    18 trang web tra cứu thông tin dân kinh tế cần phải biết

  • 3 điều để cuộc sống trở nên viên mãn

    3 điều để cuộc sống trở nên viên mãn

  • Lợi ích của đào tạo Inhouse tới doanh nghiệp

    Lợi ích của đào tạo Inhouse tới doanh nghiệp

  • Những câu nói hay, truyền cảm hứng cho bạn

    Những câu nói hay, truyền cảm hứng cho bạn

  • Netflix chuẩn bị cho chạy quảng cáo trên nền tảng

    Netflix chuẩn bị cho chạy quảng cáo trên nền tảng

  • Bí quyết tăng hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp trong thời kỳ biến động

    Bí quyết tăng hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp trong thời kỳ biến động