Tài chính là một phần quan trọng giúp kết nối các bộ phận trong cùng một doanh nghiệp với nhau. Việc lập kế hoạch tài chính cho hoàn hảo cần được ưu tiên hàng đầu.
Kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp thực sự quan trọng
Người xây dựng kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp thường là những người nắm quyền quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Đó có thể là các giám đốc tài chính, hoặc chính các giám đốc quản lý. Công việc của họ thường chính là thúc đẩy sự cạnh tranh trong doanh nghiệp, sử dụng tài chính sao cho “chi phí hạn chế nhất” nhưng hiệu quả phải cao nhất.
Để có thể tối ưu chi phí như vậy, doanh nghiệp cần có bản kế hoạch tài chính với doanh nghiệp giúp đưa ra các phương hướng sử dụng tài chính hợp lý trong một khoảng thời gian trong tương lai gần. Vậy trong kế hoạch tài chính yêu cầu có những gì?
Cùng tìm hiểu những phần không thể thiếu trong một kế hoạch tài chính doanh nghiệp nhé.
1. Kế hoạch về doanh thu
Kế hoạch kinh doanh bán hàng
Một phần của kế hoạch doanh thu chính là kế hoạch bán hàng của phòng kinh doanh. Đây là bản kế hoạch do phòng kinh doanh lập ra bao gồm:
- Số lượng bán ra của từng sản phẩm, dòng sản phẩm trên các kênh bán hàng.
- Chiến lược giá bán
- Kế hoạch bán hàng của từng nhân viên kinh doanh
- Kế hoạch triển khai các chương trình khuyến mại
- Kế hoạch tiếp cận các thị trường mới mở
- Kế hoạch bán các sản phẩm mới
Bên cạnh kế hoạch kinh doanh, kế hoạch doanh thu còn tổng hợp doanh thu từ những nguồn khác như doanh thu tài chính, doanh thu bán thanh lý… toàn bộ các doanh thu mà doanh nghiệp có được.
Thông qua kế hoạch về doanh thu, nhà quản lý tài chính sẽ nắm được doanh thu trước thuế của từng thời gian hoạt động (tuần, tháng, quý, năm) tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp.
2. Kế hoạch về chi phí
Thông thường bản kế hoạch về chi phí tổng hợp các chi phí doanh nghiệp cần sử dụng bao gồm:
- Chi phí sản xuất (bao gồm toàn bộ chi phí sử dụng để tạo ra sản phẩm).
- Chi phí bán hàng
- Chi phí gửi trả hàng
- Các chi phí phục vụ hoạt động của doanh nghiệp
+ Trả lương nhân viên
+ Quản lý hành chính
+ Chi phí khấu hao
+ Chi phí cho địa điểm kinh doanh, phương tiện đi lại …
+ Phí bảo dưỡng
+ Phí bảo hiểm
+ Phí về điện nước văn phòng
- Chi phí tài chính
- Chi phí vận chuyển sản phẩm
Các nhà quản lý tài chính thường chỉ quan tâm đến tổng chi phí cho từng tháng là bao nhiêu. Tuy nhiên toàn bộ các khoản chi phí trên sẽ được chia ra và tính riêng cho từng phòng ban. Từ đó mới có thể tính tổng chi phí của toàn doanh nghiệp.
3. Kế hoạch cho các dự án mới
Mỗi khi doanh nghiệp của bạn có một dự án mới như mở rộng quy mô kinh doanh, sản xuất thì đều cần có một bản kế hoạch dự án. Các phần trong một kế hoạch dự án mới cần có bao gồm: Kế hoạch về chi phí dự án, Kế hoạch nhân sự cho dự án, Kế hoạch về doanh thu dự án, Kế hoạch sử dụng dòng tiền trong dự án.
Với mỗi dự án đều cần những kế hoạch tổng thể trên. Tuy nhiên vẫn phải nằm trong kế hoạch tổng thể của doanh nghiệp.
4. Kế hoạch nhân sự doanh nghiệp
Lên kế hoạch nhân sự chi tiết
Kế hoạch tài chính sử dụng cho nhân sự bao gồm việc thuê mới, cắt giảm nhân sự, chuyển giao nhân sự cho các dự án mới…
Bạn cần chia thành 2 mục dành cho nhân sự cũ và nhân sự mới.
Với mỗi phòng ban, bạn cần tính toán chi tiết về từng khoản chi phí sử dụng cho mỗi nhân sự như phí bảo hiểm, phí công đoàn…
Các doanh nghiệp thường sẽ sử dụng một khoảng thời gian trong năm để cùng nhau xây dựng các bản kế hoạch phục vụ cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đây, họ sẽ cần hợp tác với nhau để lập ra một bản kế hoạch tài chính chung cho cả doanh nghiệp.