Kiểm soát nội bộ là điểm yếu khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu. Đối với nhà quản lý hay những người muốn thành công trong nghề kiểm soát nội bộ, cần hiểu rõ những vấn đề này.
Kiểm soát nội bộ là gì?
Kiểm soát nội bộ đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin tài chính và kế toán
Kiểm soát nội bộ là các phương pháp được đưa ra bởi doanh nghiệp để đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin tài chính và kế toán, đáp ứng các mục tiêu hoạt động và lợi nhuận, truyền đạt chính xác các chính sách quản lý trong toàn bộ tổ chức. Điều khiển nội bộ hoạt động tốt nhất chỉ khi có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ phận và có sự tương tác qua lại.
Không có hai hệ thống kiểm soát nội bộ giống hệt nhau, nhưng nhiều triết lý cốt lõi về tính toàn vẹn tài chính và thực hành kế toán đã trở thành chuẩn mực kiểm soát chung.
Mục tiêu của kiểm soát nội bộ là gì?
Đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả
Cần có các biện pháp kiểm soát để đảm bảo rằng các quy trình lưu thông thông suốt và các hoạt động không bị gián đoạn. Điều này giảm thiểu rủi ro hoạt động không hiệu quả và các mối đe dọa đối với việc tạo ra giá trị trong tổ chức.
Bảo vệ tài sản
Kiểm soát nội bộ hiệu quả giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản
Cần có các biện pháp kiểm soát để đảm bảo rằng tài sản được triển khai đúng mục đích và không dễ bị lạm dụng hoặc trộm cắp. Kiểm soát nội bộ phải đảm bảo tính vẹn toàn của tài sản dựa trên việc xem xét tất cả các tài sản, bao gồm cả tài sản hữu hình và vô hình.
Ngăn chặn gian lận và các hành vi bất hợp pháp khác
Ngay cả các doanh nghiệp nhỏ với cấu trúc tổ chức đơn giản có thể trở thành nạn nhân của những vi phạm này. Nhưng khi các tổ chức mở rộng quy mô và ngày càng lớn mạnh, các hành vi gian lận trở nên đa dạng phức tạp hơn đòi hỏi kiểm soát nội bộ phải có khả năng giải quyết những vấn đề này.
Đảm bảo tính đầy đủ và chính xác của thông tin tài chính
Doanh nghiệp không thể lập báo cáo tài chính chính xác nếu thông tin tài chính không đáng tin cậy. Hệ thống phải có khả năng ghi lại các giao dịch để bản chất của giao dịch kinh doanh được phản ánh đúng trong các tài khoản tài chính.
Lập báo cáo tài chính kịp thời
Lập báo cáo tài chính kịp thời chính xác và đúng thời hạn
Các doanh nghiệp cần nộp báo cáo tài chính chính xác và đúng thời hạn để thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình. Họ cũng có nghĩa vụ công bố với các cổ đông về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Kiểm soát nội bộ cũng có thể được áp dụng cho các quy trình kế toán quản lý, hỗ trợ cần thiết cho việc lập kế hoạch chiến lược hiệu quả, đưa ra quyết định và giám sát hiệu quả tổ chức.
Tổ chức của hệ thống kiểm soát nội bộ
Trong nhiều doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân hay trách nhiệm hữu hạn, thông thường vai trò kiểm soát nội bộ thuộc về chính chủ sở hữu. Trong hầu hết các trường hợp, chủ sở hữu hoàn toàn tham gia vào hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp. Nếu nhân viên tham gia cũng chỉ một phần trong sự kiểm soát của chủ sở hữu.
Khi doanh nghiệp phát triển, nhu cầu kiểm soát nội bộ tăng lên, khi mức độ chuyên môn hóa tăng lên thì chắc chắn cần có bộ phận kiểm soát nội bộ chuyên nghiệp.
Đối với các công ty cổ phần thì sẽ có thể thiết lập ban kiểm soát để đảm bảo quyền lợi của cổ đông. Giám đốc phải chú ý đến môi trường kiểm soát nội bộ. Để các điều khiển nội bộ có hiệu quả thì cần phải tạo ra văn hóa doanh nghiệp thích hợp và gắn một cam kết sứ mệnh xuyên xuốt trong tổ chức.
Xem thêm: Kiểm soát nội bộ có kìm hãm tính hiệu quả hoạt động doanh nghiệp hay không?
Kiểm soát nội bộ đảm bảo cho các chính sách, quy trình, nhiệm vụ, hành vi và các khía cạnh khác của một tổ chức được tuân thủ và thực thi hiệu quả. Để đảm bảo chất lượng này cần duy trì các thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời, đáng tin cậy từ cả nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp. Không có hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn hảo nhưng nếu không có hệ thống kiểm soát nội bộ thì doanh nghiệp hay tổ chức không thể quản trị rủi ro và duy trì mục tiêu hoạt động.
Xem thêm: Bộ khóa học Kiểm soát nội bộ