0918.924.388

Quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp và phương pháp lập kế hoạch dòng tiền

  14/06/2018

Quản trị dòng tiền hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của cả một doanh nghiệp. Vậy phải quản trị dòng tiền của doanh nghiệp như nào?

Quản lý dòng tiền là gì?

Quản lý dòng tiền là gì

Quản trị dòng tiền hay quản lý dòng tiền là hoạt động hoạch định và tổ chức điều khiển để cân đối dòng tiền ra, vào theo yêu cầu của hoạt động của doanh nghiệp nhằm tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.

Xét theo thời hạn phát sinh dòng tiền có thể chia dòng tiền của một doanh nghiệp thành 2 loại là dòng tiền dài hạn và dòng tiền ngắn hạn. Chính vì vậy, công việc quản trị dòng tiền cũng được chia thành quản trị dòng tiền ngắn hạn và quản trị dòng tiền dài hạn.

Tầm quan trọng của quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp

Quản trị dòng tiền một cách hiệu quả là yêu cầu cực kì bức thiết, quyết định trực tiếp đến sự sống còn của cả một doanh nghiệp.

Sự thiết hụt tiền mặt ở mức độ nghiêm trọng, ví dụ như nợ đến hạn phải trả cho ngân hàng hoặc nhà cung cấp nhưng doanh nghiệp không có tiền mặt sẵn sàng để thanh toán, doanh nghiệp hoàn toàn có thể bị khởi kiện và yêu cầu tuyên bố phá sản, bất chấp các áo cáo tài chính gần nhất của doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi.

Quản trị dòng tiền đóng vai trò quan trọng trong sự tồn vong của doanh nghiệp

Ngược lại, sự dư thừa tiền mặt ở vốn của doanh nghiệp sẽ dẫn đến việc tiền mặt không được sử dụng hiệu quả và đúng lúc, dẫn đến sự lãng phí trong khi doanh nghiệp phải vay vốn ngân hàng hoặc các quỹ tín dụng với lãi suất cao. Điều này một lần nữa sẽ thể hiện sự yếu kém trong hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp.

Chính vì vậy, cần phải có sự hoạch định điều khiển sự vận động ra vào của dòng tiền phát sinh trong quá trình hoạt động đảm bảo sự cân đối, ăn khớp giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Phương pháp lập kế hoạch dòng tiền của doanh nghiệp

Khái niệm lập kế hoạch dòng tiền

Lập kế hoạch dòng tiền là việc dự kiến trước dòng tiền vào và dòng tiền ra của doanh nghiệp phát sinh trong một thời kì nhất định trong tương lai nhằm xác định số tiền thừa, thiếu và đưa ra những biện pháp nhằm tạo ra sự cân bằng thu, chi bằng tiền của doanh nghiệp.

Phương pháp lập kế hoạch dòng tiền

Các bước lập kế hoạch dòng tiền

Bước 1: Dự báo dòng tiền vào

Để thuận tiện cho việc dự đoán và lập kế hoạch, người ta có thể chia dòng tiền vào của doanh nghiệp thành 3 loại:

- Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh: Dòng tiền này chủ yếu nhận được từ hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp như tiền thu bán hàng từ cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, tiền thu hồi nợ phải thu từ khách hàng…

Cơ sở để dự báo dòng tiền hoạt động kinh doanh là thường căn cứ vào diễn biến quy luật bán hàng, thể thức thanh toán và thời điểm thanh toán của người mua với doanh nghiệp, chính sách bán chịu, chính sách chiết khấu thanh toán thu hồi sớm tiền hàng của khách hàng.

- Dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư: Bao gồm các khoản tiền thu hồi từ các khoản đầu tư, tiền lãi từ các hoạt động đầu tư vào các đơn vị khác, tiền thu do nhượng, bán, thanh lý tài sản cố định, tiền thu hồi cho vay, tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.

Cơ sở dự báo dòng tiền này là xuất phát từ dự kiến hoạt động thanh lý tài sản cố định, chính sách thu hồi vốn đầu tư tài chính.

- Dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư tài chính: Bao gồm các khoản tiền do các chủ sở hữu góp thêm vốn bằng tiền, tiền huy động được từ việc vay vốn, phát hành cổ phiếu.

Cơ sở để dự báo dòng tiền này là xuất phát từ khả năng vay nợ mới, chiến lược phát hành chứng khoán để huy động vốn.

Bước 2: Dự đoán dòng tiền ra

Dự đoán dòng tiền ra vào

Dòng tiền ra bao gồm toàn bộ các khoản chi tiêu bằng tiền phát sinh từ các hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Chúng ta có thể chia thành 3 loại:

- Dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh: Gồm các khoản chi tiêu bằng tiền cho các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp như tiền trả cho bên cung ứng vật tư, dịch vụ, tiền trả cho người lao động, các khoản tiền nộp ngân sách nhà nước về nghĩa vụ tài chính, các khoản chi tiêu cho việc tiếp thị, quảng cáo và bán sản phẩm, tiền chi tiêu liên quan đến việc quản lý doanh nghiệp, trả lãi tiền vay vốn kinh doanh…

Cơ sở để dự báo dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh là dựa vào quy luật mua hàng và trả nợ, dự toán về quỹ lương, bảo hiểm, lãi vay và thuế phải nộp dự kiến. Bên cạnh đó, cần căn cứ vào các chính sách dự trữ hàng tồn kho, chính sách mua chịu…

- Dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư: Bao gồm các khoản tiền chi tiêu cho việc xây dựng và mua sắm tài sản cố định, tiền đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp (tiền đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, tiền cho vay…

Cơ sở để dự báo dòng tiền này là xuất phát từ nhu cầu đầu tư tài sản cố định cho hoạt động của doanh nghiệp, chiến lược đầu tu góp vốn ra ngoài, chiến lược mua cổ phiếu, trái phiếu…

- Dòng tiền ra từ hoạt động tài chính: Bao gồm các khoản tiền trả nợ gốc đã vay đến kỳ thanh toán, tiền trả nợ thuê tài chính, tiền lãi trả cho các nhà đầu tư vốn vào doanh nghiệp như trả cổ tức, tiền mua lại cổ phiếu của công ty đã phát hành…

Cơ sở để dự báo dòng tiền ra từ hoạt động tài chính là xuất phát từ nhu cầu trả nợ theo các hợp đồng tín dụng hiện hành, từ chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bước 3: Tính dòng tiền thuần của doanh nghiệp

Dòng tiền thuần là chênh lệch giữa dòng tiền vào so với dòng tiền ra của doanh nghiệp trong cùng kỳ.

Bước 4: Xác định số tiền dư cuối kỳ và số tiền thừa hoặc thiếu

Kết hợp với số tiền tồn đầu kỳ, chúng ta có thể xác định số tiền cuối kỳ theo công thức:

Số tiền tồn cuối kỳ = Số tiền tồn đầu kỳ + Dòng tiền thuần trong kỳ

Từ đó đối chiếu với số dư tiền cần thiết, xác định số vốn bằng tiền dư thừa hay thiếu hụt bằng chênh lệch giữa các số tiền cuối kỳ với số dư tiền cần thiết.

Bước 5: Đưa ra các giải pháp thích hợp để xử lý số tiền thừa hoặc thiếu

Trường hợp thiếu hụt vốn bằng tiền cần xem xét, cân nhắc sử dụng các biện pháp thích hợp nhằm đi tới sự cân bằng về dòng tiền như xem xét khả nằn vay vốn, tăng khả nằn thu hồi nợ và thắt chặt hơn các khoản chi tiêu bằng tiền… Trên cơ sở đó xem xét sự cân bằng mới về thu và chi bằng tiền.

Trường hợp dư thùa vốn bằng tiền cần chủ động xem xét khả năng sử dụng tiền đầu tư một cách thích hợp để tăng thêm mức sinh lời của đồng tiền.

Tất nhiên là khi đưa biện pháp xử lý dòng tiền thùa hay thiếu cần phải tính toán lại dòng tiền của dự báo lưu chuyển tiền tệ bởi vì khi thay đổi số tiền của một tháng nào đó sẽ có ảnh hưởng đến số tiền thừa thiếu ở các kỳ tiếp theo.

Do đó, khi dự báo không phải chúng ta thực hiện một lần là hoàn thành dự báo mà sau khi tính toán xong dự báo ban đầu (gọi là dự báo gốc), chúng ta cần phải đưa ra đề xuất về các biện pháp xử lý số tiền thừa, thiếu cho từng kỳ, khi đó chúng ta sẽ phải tính toán và điều chỉnh lại.

Cứ như vậy, chúng ta sẽ thực hiện các biện pháp điều chỉnh cho đến khi nào có sự cân đối giữa tiền  vào và tiền ra, đảm bảo mức dự trữ tiền hợp lý thì công việc dự báo mới được xem là hoàn tất.

Lưu ý khi lập kế hoạch dòng tiền

Khi lập kế hoạch dòng tiền cần lưu ý những điều sau:

- Bao quát và dự kiến toàn bộ các khoản tiền doanh nghiệp có thể thu được trong kỳ. Nói cách khác là dự đoán đầy đủ được dòng tiền vào và các khoản tiền cần chi tiêu trong kỳ. Cần phân biệt giữa doanh thu vào và dòng tiền vào, giữa chi phí và dòng tiền ra.

- Dự kiến về thời điểm nhận được các khoản thu bằng tiền và thời điểm phát sinh các khoản chi tiêu bằng tiền.

Với các bước lập kế hoạch dòng tiền trên, người dự báo phải nắm chắc được kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp, chính sách bán chịu, chính sách mua chịu, chính sách chiết khấu thanh toán, chính sách đầu tư, chính sách vay nợ, chính sách tín dụng phương thức trả nợ và chính sách phân phối lợi nhuận…

Mẫu lập kế hoạch dòng tiền

Dưới đây là ví dụ minh họa về mẫu lập kế hoạch dòng tiền của doanh nghiệp.

Một danh nghiệp A dự kiến bắt đầu từ tháng 1 năm X đi vào hoạt động kinh doanh. Với các tài liệu liên quan đến kế hoạch kinh doanh 6 tháng đầu năm:

1a. Doanh số bán ra

Tháng

Doanh số bán ra (triệu đồng)

1

300

2

400

3

500

4

600

5

700

6

600

1b. Việc thanh toán thu tiền bán hàng dự kiến

- 20% trả tiền ngay khi xuất giao hàng.

- 70% thanh toán vào tháng thứ 2 kể từ tháng xuất giao hàng.

- 10% thanh toán vào tháng thứ 3 kể từ tháng xuất giao hàng.

2a. Dự kiến mua sắm các vật tư như sau

Tháng

Doanh thu bán hàng (triệu đồng)

12 năm X -1

130

1 Năm X

150

2 Năm X

150

3 Năm X

230

4 Năm X

400

5 Năm X

300

6 Năm X

250

2b. Các nhà cung cấp vật tư chấp nhận việc thanh toán trả tiền mua hàng: Mua tháng này trả tiền vào tháng sau.

3. Chi phí tiền lương, dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác phải trả tiền trong tháng. (đơn vị: triệu đồng)

Khoản chi

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Tiền lương

50

80

100

110

120

110

Dịch vụ mua ngoài

20

20

20

20

20

20

Chi phí khác bằng tiền

10

10

10

10

10

10

4. Trong tháng 3 phải trả 600 triệu đồng cho việc mua sắm trang thiết bị.

5. Số dư vốn bằng tiền ngày 31/12 năm X – 1 là 280 triệu đồng.

Trên cơ sở tình hình và số liệu như trên có thể lập kế hoạch chu chuyển tiền tệ 6 tháng đầu năm như sau:

Bảng kế hoạch dòng tiền 6 tháng đầu năm X

(đơn vị: triệu đồng)

TT

Nội dung

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

I

Dòng tiền vào

 

 

 

 

 

 

1

Dòng tiền vào thu từ hoạt động kinh doanh

 

 

 

 

 

 

a

Doanh thu bán ra

300

400

500

600

700

600

b

Thu tiền bán hàng

 

 

 

 

 

 

 

Tháng thứ nhất (20%)

60

80

100

120

140

120

 

Tháng thứ hai (70%)

 

210

280

350

420

490

 

Tháng thứ ba (10%)

 

 

30

40

50

60

2

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư

 

 

 

 

 

 

3

Dòng tiền từ hoạt động tài chính

 

 

 

 

 

 

 

Cộng dòng tiền vào

60

290

410

510

610

670

II

Dòng tiền ra

 

 

 

 

 

 

1

Dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh

 

 

 

 

 

 

 

Tiền mua vật tư

130

150

150

230

400

300

 

Tiền lương

50

80

100

100

120

110

 

Dịch vụ mua ngoài

20

20

20

20

20

20

 

Chi phí khác

10

10

10

10

10

10

2

Dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư

 

 

 

 

 

 

 

Tiền trả thiết bị

 

 

600

 

 

 

3

Dòng tiền ra từ hoạt động tài chính

 

 

 

 

 

 

 

Cộng dòng tiền ra

210

260

880

360

550

440

III

Dòng tiền thuần trong kỳ

(150)

30

(470)

150

60

230

IV

Tiền tồn đầu kỳ

280

130

160

(310)

(160)

(100)

V

Tiền tồn cuối kỳ

130

160

(310)

(160)

(100)

130

VI

Mức dư tiền cần thiết

110

110

110

110

110

110

VII

Số tiền thừa hay thiếu

20

50

(420)

(270)

(210)

20

Qua xem xét trên bảng kế hoạch dòng tiền trên có thể thấy: Doanh nghiệp bị thiếu vốn bằng tiền trong các tháng 3, 4, 5. Doanh nghiệp cần xem xét khả năng vay vốn và các biện pháp cần thiết khác. Trong tháng 1, 2 và tháng 6, vốn bằng tiền vượt mức tối thiểu cần thiết, có thể xem xét khả năng đầu tư ngắn hạn để tăng mức sinh lời của đồng tiền.

Bạn có thể tham khảo khóa học Quản trị dòng tiền hoặc khóa học giám đốc tài chính với kiến thức nâng cấp cho 4 kỹ năng của người làm tài chính bao gồm: Phân tích tài chính, Quản trị dòng tiền, Lập kế hoạch tài chính và Quản trị tài chính dự án tại hệ thống đào tạo trực tuyến thông minh Smartrain nếu như bạn có nhu cầu nâng cao kỹ năng dự báo dòng tiền của mình.

Hotline đăng ký khóa học: 0918 924 388

Viện Quản Trị Tài Chính AFC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 1, Tòa nhà N06B1, Thành Thái, Cầu Giấy, Hà Nội

  • Các lỗi về hóa đơn và mức xử phạt mới nhất kể từ năm 2022

    Các lỗi về hóa đơn và mức xử phạt mới nhất kể từ năm 2022

  • Những lợi ích bất ngờ của đào tạo trực tuyến

    Những lợi ích bất ngờ của đào tạo trực tuyến

  • 18 trang web tra cứu thông tin dân kinh tế cần phải biết

    18 trang web tra cứu thông tin dân kinh tế cần phải biết

  • 3 điều để cuộc sống trở nên viên mãn

    3 điều để cuộc sống trở nên viên mãn

  • Lợi ích của đào tạo Inhouse tới doanh nghiệp

    Lợi ích của đào tạo Inhouse tới doanh nghiệp

  • Những câu nói hay, truyền cảm hứng cho bạn

    Những câu nói hay, truyền cảm hứng cho bạn

  • Netflix chuẩn bị cho chạy quảng cáo trên nền tảng

    Netflix chuẩn bị cho chạy quảng cáo trên nền tảng

  • Bí quyết tăng hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp trong thời kỳ biến động

    Bí quyết tăng hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp trong thời kỳ biến động