Tài chính quốc tế là một lĩnh vực khá phức tạp nhưng lại đem lại hiệu quả kinh tế cao cho quốc gia. Nội dung của tài chính quốc tế được thể hiện cụ thể như sau.
Tín dụng quốc tế
Tín dụng quốc tế là một bộ phận quan trọng của tài chính quốc tế, là tổng hợp các quan hệ kinh tế phát sinh giữa các nhà nước, với nhau hoặc với các tổ chức tài chính quốc tế, cá nhân người nước ngoài và giữa các doanh nghiệp khi cho vay và trả nợ theo những nguyên tắc tín dụng. Tín dụng quốc tế ra đời đáp ứng yêu cầu khách quan về kinh tế, tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ về chính trị, ngoại giao và các quan hệ khác giữa các quốc gia. Tín dụng quốc tế bao gồm:
Tín dụng quốc tế là một bộ phận quan trọng trong tài chính quốc tế
- Tín dụng thương mại: đây là các khoản vay mượn do doanh nghiệp xuất nhập khẩu của các nước cung cấp cho nhau do mua bán hàng của nhau. Các hình thức của tín dụng thương mại gồm tín dụng cấp cho người nhập khẩu và tín dụng cấp cho người xuất khẩu.
- Tín dụng ngân hang là khoản vay mượn do các ngân hàng thương mại cung cấp để tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động đầu tư cơ bản.
- Tín dụng chính phủ là quan hệ vay mượn giữa hai quốc gia, bao gồm các hình thức tín dụng chính phủ, tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn và tín dụng dài hạn.
Đầu tư quốc tế
Đầu tư quốc tế bao gồm hai hình thức trực tiếp và gián tiếp
Nội dung của tài chính quốc tế bao gồm một yếu tố quan trọng là đầu tư quốc tế. Yếu tố này bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài. Trong đó:
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh, cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
- Đầu tư gián tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới, chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài để kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp.
Hỗ trợ phát triển chính thức
Đầu tư quốc tế bao gồm hai hình thức trực tiếp và gián tiếp
Hỗ trợ phát triển chính thức hay ODA là viết tắt của cụm từ Official Development Assistance trong tiếng anh. Đây là một hình thức đầu tư nước ngoài, một phần quyết định thành công trong hoạt động của tài chính quốc tế. Một khoản tài trợ được coi là ODA nếu đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện sau:
- Được các tổ chức hoặc đại diện của các tổ chức chính (các nhà nước mà đại diện là Chính phủ, các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia và các tổ chức phi chính phủ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận) thức cung cấp.
- Mục tiêu chính là giúp các nước tiếp nhận phát triển kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội
- Thành tố hỗ trợ còn được gọi là yếu tố không hoàn lại là một chỉ số biểu hiện tính ưu đãi của ODA so với các khoản vay thương mại theo điều kiện thị trường, thành tố này phải đạt ít nhất 25%. Thành tố hỗ trợ càng cao càng thuận lợi cho các nước tiếp nhận.
Như vậy, nội dung hoạt động của tài chính quốc tế bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Để đạt được hiệu quả cao cần kết hợp một cách nhuần nhuyễn và linh hoạt chúng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xã hội.