Mỗi người trong chúng ta đều có phong cách chi xài khác nhau, với những nguyên tắc quản lý tiền bạc của riêng mình. Ngoài kia có hàng tá những cuốn sách, ứng dụng & websites hướng dẫn về quản lý tiền bạc & cách đạt tới tự do tài chính
Có những người dù đã là đa triệu phú (Multimillionaire) vẫn hết sức kỹ tính trong việc sử dụng từng đồng bạc của mình.
Trong khi đó, cũng có những người luôn tiêu hết số tiền họ có đến những đồng cuối cùng.
Tất cả khiến chúng ta đôi khi tự đặt câu hỏi: Phải quản lý tiền bạc như thế nào mới đúng?
Những nguyên tắc quản trị tài chính cá nhân trong sách dạy làm giàu, trên thực tế, không hoạt động hiệu quả
Lời khuyên về quản trị tài chính cá nhân dựa trên thu nhập của Dave Rampsey, trong các tác phẩm nổi tiếng của ông:
-
Cơ cấu phân bổ thu nhập: 50% cho chi phí ăn ở, 30% chi tiêu & 20% cho kế hoạch hưu trí. Trường hợp tệ nhất, hãy cố gắng tiết kiệm ít nhất 10% thu nhập hằng năm.
-
Tiền mặt nhàn rỗi tiết kiệm ít nhất bằng 6 tháng thu nhập để chuẩn bị cho biến cố.
Vấn đề rõ ràng ở đây với chính sách quản lý cá nhân này là:
-
Mất 5 năm chỉ để tiết kiệm được 1 năm thu nhập.
-
Muốn nghỉ hưu 30 năm, ví dụ như từ 60 - 90 tuổi, bạn sẽ cần 150 năm làm việc trước đó để duy trì được mức sống tương đương trong độ tuổi lao động, chưa tính trượt giá hoặc khủng hoảng kinh tế. Hoặc là bạn sẽ phải lao động cả đời cho tới chết.
-
Ngân sách cho ăn ở phụ thuộc nhiều vào vị trí địa lý hơn là thu nhập của bạn. Chi phí này rất linh hoạt. Bởi tại những nơi phải trả nhiều tiền nhà & sinh hoạt, như thành phố lớn, bạn cũng sẽ được tiếp cận với nhiều cơ hội công việc có tiềm năng mang đến nguồn thu tốt hơn. Do đó, con số 50% thu nhập lo chi phí ăn ở là không khoa học & khó hoạt động với tất cả chúng ta.
-
Tiền mặt cho 6 tháng là không đủ nếu nhìn lại những cơn địa chấn & dư chấn đáng sợ về tài chính mà Covid-19 nói riêng & những cuộc khủng hoảng kinh tế trước đây nói chung để lại cho mỗi cá nhân trong thị trường lao động.
Các nguyên tắc thực sự hoạt động trên thực tế
Nguyên tắc tối quan trọng: quy tắc 4%
Các triệu phú luôn tuân thủ quy tắc 4%: Chỉ chi tiêu trong khoản tiền lãi suất từ tổng tài sản của mình, tức 4% tổng tài sản theo con số lãi suất ngân hàng ở mức trung bình trên thế giới.
Thay vì cơ cấu phân bổ 50/30/20 ở trên để mãi mãi bị mắc kẹt trong rate race với cảnh vùi đầu làm việc không hồi kết, thì tỷ lệ chính xác của một kế hoạch tài chính thịnh vượng ở đây, là 2/2/96.
Nghĩa là ta chỉ nên chi tiêu 2% tiền lãi suất trên tổng tài sản của mình cho chi phí ăn ở, & 2% còn lại cho chi phí sinh hoạt, vui chơi & sở thích cá nhân.
Đây là con đường duy nhất, dẫn dắt bởi kỷ luật thép, để hướng tới & duy trì được tự do tài chính (Financial Independence) thực sự, bao đời nay luôn được tuân thủ chặt chẽ bởi những triệu phú đôla trên toàn thế giới.
Thay vì chỉ cho 6 tháng, bạn cần dòng tiền tiết kiệm vô tận
Không chỉ tiết kiệm thu nhập 6 tháng chuẩn bị cho những biến đổi phía trước, hãy cố gắng có chuẩn bị cho khoảng thời gian VÔ TẬN: Không chỉ khi bạn không thể làm việc, mà cả cho con cháu hay các thế hệ sau. Không phải 6 tháng, 6 năm hay 60 năm. Mà là tối đa có thể.
Nguyên nhân bởi chi phí chăm sóc y tế cho những căn bệnh như ung thư… trong suốt những năm tháng tuổi già có thể lên đến hàng triệu đô la. Bảo hiểm cũng không bao giờ có thể chi trả đủ được khoản tiền khổng lồ này khi bạn về già. Rất nhiều triệu phú đã phá sản khi họ phải dốc toàn bộ hầu bao tích lũy sau nhiều năm cho chăm sóc y tế.
Nguyên tắc này cũng xuất phát từ 1 thực tế không ai trong chúng ta có thể chối cãi: Tăng thu thì hiệu quả hơn giảm chi. Bởi đồng tiền có sức nảy nở hơn hẳn sức lao động hay sức tiết kiệm của con người.
Tránh xa những loại tiêu sản gây hao tổn / bào mòn dòng tiền hay yêu cầu cao về bảo trì
Nhà lầu, xe sang, kỳ nghỉ dưỡng xa hoa hay một mối quan hệ hôn nhân độc hại chính là những đại diện tiêu biểu cho nhóm các tiêu sản nguy hiểm nhất cần tránh để đạt được & duy trì tự do tài chính.
Luôn chuẩn bị kỹ lưỡng trước những ngày bão giông
Xa rời tình huống lý tưởng: Công việc & các nguồn thu của bạn sẽ không kéo dài mãi mãi, bởi mọi sản phẩm dịch vụ hay thị trường đều có chu kỳ của chúng. Tính toán cho các tình huống xấu cũng tương tự như lợp mái nhà & đóng sẵn tàu bè từ những ngày nắng đẹp để cả đời chẳng phải lo lắng khi bão giông về.
Đầu tư vào bản thân & trả cho mình trước
Trả cho mình trước. Tiếp đó tới các hóa đơn & nợ, theo thứ tự lãi giảm dần, cho đến hết tất cả các khoản có lãi suất để tránh lãi kép chĩa mũi lưỡi dao vào mình.
Các khoản đầu tư vào bản thân & mối quan hệ sẽ đem lại thịnh vượng lâu dài hơn đầu tư vào tiêu sản. Đặc biệt là các khoản đầu tư vào sách, giáo dục, khóa học để từ đó trở nên thông thái hơn, kiếm nhiều tiền hơn.
Một trong các khoản đầu tư vào bản thân, vào tri thức, vào bộ não của bạn mà bạn KHÔNG THỂ BỎ QUA chính là đầu tư vào các khóa học về Giám đốc tài chính, về quản trị tài chính doanh nghiệp, quản lý nội bộ doanh nghiệp... dành cho CFO, CEO, lãnh đạo cấp cao & quản lý cấp trung, thiết kế bởi Smart Train Việt Nam.
Tìm hiểu & tham ngay các khóa học Online trên hệ thống Smartrain để bổ sung kiến thức thiết yếu nhất trên con đường thịnh vượng & tự do tài chính của mình tại https://smartrain.vn/
Vì sự thành công của bạn!