NPV trong tài chính là từ viết tắt của Net Present Value, có nghĩa là giá trị hiện tại dòng tiền được chiết khấu từ trong tương lai về hiện tại. Thuật ngữ này thường được sử dụng trong lập kế hoạch, ngân sách vốn đầu tư. Từ đó, giúp cho những nhà tài chính dễ dàng phân tích được nguồn lợi từ khoản đầu tư hoặc dự án dự kiến.
Người làm trong ngành tài chính rất quan tâm tới chỉ số NPV
NPV là phương pháp tính giá trị của dòng tiền theo thời gian. Giá trị của dòng tiền hiện tại sẽ được khấu trừ bởi tương lai.
Bất cứ chỉ số trong tài chính, kinh tế nào cũng có hai mặt lợi và hại. Vậy NPV có ưu nhược điểm gì, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây?
Ưu điểm của NPV
- Lợi ích của chủ sở hữu được tối đa hóa.
- Có tính đến rủi ro và giá trị thời gian của dòng tiền.
- Dễ dàng trừ hoặc cộng NPV với nhau.
- Bộ ngân lưu tạo ra từ DA NPV có thể xem xét được.
Áp dụng công thức trên để tính chỉ tiêu NPV
Nhược điểm của NPV
- NPV phụ thuộc vào tỷ suất chiết khấu là chủ yếu để tính toán, tuy nhiên, để xác định được tỷ lệ chiết khấu lại rất khó khăn khi thị trường vốn biến động.
- Để sử dụng được chỉ tiêu phân tích tài chính này, bạn cần nắm rõ dòng thu chi cả đời dự án. Đây là một việc mà không phải khi nào bạn cũng có thể dự kiến được.
- Hiệu quả của một đồng vốn được sử dụng chưa được nêu rõ trong chỉ tiêu này.
- NPV chỉ áp dụng để tính lợi nhuận cho những dự án cùng tuổi thọ.
Ưu nhược điểm của chỉ số NPV
Hiện nay người ta thường sử dụng thêm cả chỉ số IRR để đánh giá nguồn lợi. Do IRR dễ hình dung vì phương pháp này sử dụng theo dạng phần trăm. Chính vì thế, trong đánh giá tài chính, hai phương pháp này thường được sử dụng song song để đánh giá.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho NPV là gì? Thông qua NPV, bạn cần quan tâm đến giá trị chiết khấu xem có dương hay không. Bởi khi NPV mang giá trị dương, dòng tiền đầu tư của bạn sẽ có lời. Đây là phương pháp tốt, ý nghĩa để đánh giá được mức lãi ròng sau khi vốn đầu tư được thu hồi đã trừ đi tất cả các khoản phí bao gồm lạm phát.