Văn bằng là giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc chứng nhận học vị, bằng cấp. Chứng chỉ là Văn bằng chính thức chứng nhận do cơ quan giáo dục có thẩm quyền cấp về một trình độ học vấn nhất định, có giá trị pháp lý lâu dài.
(Văn bằng, chứng chỉ là gì)
Văn bằng, chứng chỉ được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục như sau:
Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một cấp học hoặc một trình độ đào tạo; chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi được hoàn thành một khóa hoặc một chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao học vấn, nghề nghiệp.
Văn bằng, chứng chỉ phải phản ánh đúng yêu cầu của chương trình giáo dục và trình độ của người học.
(Luật Giáo dục)
Giá trị của văn bằng và chứng chỉ theo Luật giáo dục hiện nay
Ngày 14/6/2019, Quốc hội khóa XIV thông qua Luật giáo dục 2019 với 9 Chương, 115 Điều với nhiều nội dung mới, nổi bật.
Cụ thể, quy định về giá trị pháp lý của văn bằng, chứng chỉ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như sau:
Văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục thuộc các loại hình và hình thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cấp có giá trị pháp lý như nhau.
(Chứng chỉ Khóa Giám đốc Tài chính CFO)
Trong đó:
- Văn bằng được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình giáo dục, đạt chuẩn đầu ra của trình độ tương ứng gồm:
Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.
- Chứng chỉ được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người học dự thi lấy chứng chỉ theo quy định.
Chính phủ sẽ ban hành hệ thống văn bằng giáo dục đại học và quy định văn bằng trình độ tương đương của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.
Luật giáo dục 2019 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.