Theo Ted Buyniski, Phó giám đốc điều hành cao cấp của Radford Surveys & Consulting, thị trường của các ứng viên cho vị trí giám đốc tài chính trong doanh nghiệp đang ở giai đoạn nóng nhất kể từ 20 năm qua.
Đó là do sự tác động của đạo luật Sarbanes-Oxley ở Mỹ và những phát triển gần đây của các thị trường tài chính (cả phát triển lẫn mới nổi).
Giám đốc tài chính
Cũng trong bối cảnh đó, nghề giám đốc tài chính (CFO), vốn được xem là đỉnh cao của nghề tài chính, và là một trong những vị trí rất tốt để tiếp bước trở thành giám đốc điều hành (CEO), đang đứng trước những xu thế mới trong năm 2020.
Trong số các xu hướng đáng chú ý đối với những giám đốc tài chính đương nhiệm, có thể kể ra hai xu thế đáng quan tâm: “làm mới bản thân” và “nghề CFO sẽ trở thành một nghề dịch vụ chuyên nghiệp”.
“Làm mới bản thân” bằng một công việc mới
Một trong những cách phát triển sự nghiệp của nhiều CFO đương nhiệm tại một số công ty có tên tuổi kể từ giữa năm 2019 là… rời bỏ vị trí hiện tại, bắt đầu một công việc và vị trí hoàn toàn mới không liên quan nhiều đến tài chính.
“Làm mới bản thân” bằng một công việc mới
Mục tiêu của họ là muốn tự hoàn thiện và “làm mới” bản thân. Tham gia vào những vị trí hoàn toàn xa lạ trong lĩnh vực tiếp thị, viễn thông, phát hành báo chí… hay tự điều hành một công ty nhỏ sẽ mang lại cho các “cựu CFO” này nhiều bài học bổ ích, giúp họ trở thành những người biết lắng nghe và quyết định tốt hơn, giúp họ thành công hơn khi quay lại vai trò giám đốc tài chính.
Như nhận xét của Jeffrey T. Fisher, cựu Giám đốc tài chính của Delta Air Lines, “trong tài chính, người ta thường có xu hướng nhìn nhận sự việc theo tiêu chuẩn trắng và đen. Lấy một vấn đề về marketing và bán hàng làm ví dụ, thì dường như nó không đơn giản chỉ là một quyết định chi tiêu vốn như những người làm tài chính thường nghĩ”.
Fisher cho biết trong thời gian chuyển về làm quản trị điều hành tại bộ phận Delta Connection, ông học được nhiều hơn về “một thế giới thực tế”, và khi quay lại với công việc về tài chính, ông đã được “làm mới” và “có thể vận dụng được những cách nhìn mới vào công việc”. Hiện nay ông đã quay về với vai trò CFO của mình tại Công ty Charter Communication.
Nhiều giám đốc tài chính cũng đang bắt đầu nghĩ tới việc “ra đi để trở về” với nghề CFO bằng con đường này, mặc dù cách phát triển sự nghiệp này không phải không có rủi ro.
CFO trở thành nghề dịch vụ chuyên nghiệp?
Sức ép từ đạo luật Sarbanes – Oxley của Mỹ đã đè nặng lên giám đốc tài chính, buộc họ dành nhiều thời gian quan tâm đến công việc mang tính kỹ thuật như báo cáo tài chính, hệ thống công nghệ thông tin hơn là công việc mang tính chiến lược.
CFO trở thành nghề dịch vụ chuyên nghiệp?
Trước tình hình đó, một số công ty như Microsoft và Comcast cố gắng làm việc mang tính kỹ thuật cho các CFO bằng cách đặt chức danh CAO, tạm dịch là giám đốc kế toán, nhằm chịu trách nhiệm những công việc giám sát kế toán, báo cáo thuế, phối hợp với kiểm toán bên ngoài về các vấn đề trong báo cáo tài chính và hỗ trợ CFO, từ đó tái lập vai trò chiến lược của CFO. Tuy nhiên, một mô hình khác cũng đang hình thành, đó là nghề giám đốc tài chính, sẽ là nghề làm theo dự án, giống mô hình nghề luật sư.
Đối với những ai hướng tới việc trở thành CFO trong tương lai, có hai chiến lược đáng chú ý là chuyển về làm việc cho công ty nhỏ hơn với vị trí cao hơn, và tạo bước chuyển tiếp từ bộ phận công nghệ thông tin sang bộ phận tài chính.