Cảm xúc tốt sẽ mang cho bạn lại nguồn năng lượng tích cực để hoàn thành xuất sắc mọi việc. Bạn phải rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc nếu muốn thành công.
Nếu chỉ số IQ chỉ chiếm 25% thành công thì chỉ số EQ (Emotional Quotient) lại chiếm đến 75% sự thành đạt và hạnh phúc của một con người. Những cảm xúc tiêu cực như cáu gắt, ganh tị, lo lắng, thất vọng… sẽ khiến bản thân chán nản, dễ rơi vào trạng thái bế tắc, tuyệt vọng.
Trái lại cảm xúc tích cực mang đến sự lạc quan yêu đời, nguồn năng lượng sống tích cực để giải quyết mọi khó khăn trong công việc.
EQ cao mới là yếu tố chính quyết định thành công chứ không phải chỉ IQ cao
Sau đây chính là một số bước để học cách làm rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc và tạo ra cảm xúc tích cực cho bản thân.
Nhận thức vấn đề
Bước đầu tiên là nhận thức được cảm xúc của bản thân mình. Nhận thức được nguồn cơn gây ra cho bạn cảm xúc đó là gì? Ví dụ như khi bạn đang đi trên đường bạn có một người vô tình va vào khiến bạn bị ngã. Bạn sẽ làm gì? Bực tức la hét vào mặt người kia hay bình tĩnh xem mình có bị chấn thương không và vui vẻ khi nhận được lời xin lỗi từ họ? Hãy nhận biết vấn đề về cội nguồn cảm xúc.
Đặt tên cho cảm xúc
Bước thứ hai là đặt tên cho cảm xúc mình đang trải qua. Tiếp túc phân tích tình huống trên, bạn sẽ đặt tên cho cảm xúc nếu bạn tức giận khi bị xô ngã là gì? Ví dụ như “quá tức vì bị ngã chỏng vó”, “tức điên lên vì bị đẩy ngã”… Khi đã gọi tên được cảm xúc, bạn sẽ có thể phân tích và nhìn nhận nó.
Chịu trách nhiệm với chính cảm xúc của mình
Bước thứ ba này được gọi là chịu trách nhiệm cho chính cảm xúc của mình. Thông thường bạn sẽ không chịu trách nhiệm với cảm xúc mà sẽ biện minh rằng tại người kia nên bạn mới bị ngã, bạn là “bị hại”. Bạn nên nhớ rằng cảm xúc là do chính bạn lựa chọn còn người vô tình làm ngã bạn đã lấy đi sức mạnh, sự tự chủ, điều khiển cảm xúc của bạn. Hãy đừng để người khác làm chủ cảm xúc thay mình mà phải tự chịu trách nhiệm với nó. Khi đã xác định được điều này, cảm xúc và suy nghĩ của bạn sẽ thay đổi theo một chiều hướng khác.
Người thành công luôn có kỹ năng quản lý cảm xúc tốt
Hướng đến một ý nghĩa khác
Bước thứ tư để quản lý cảm xúc bản thân là tìm ra một ý nghĩa khác, có thể bạn sẽ nhận ra nội tại của vấn đề. Ví dụ như khi bạn làm một công việc bạn cho rằng đơn giản nhưng lại mất quá nhiều thời gian khiến bạn tức giận. Hãy suy nghĩ rằng do bạn chưa đủ kỹ năng hoặc bạn cần làm một hệ thống để những công việc này không còn chiếm nhiều thời gian như vậy nữa, bạn cũng có thể quản lý thời gian hiệu quả hơn.
Tại sao những người thành công luôn quản lý cảm xúc rất giỏi?
Vì họ đã nhận thức được cảm xúc, chịu trách nhiệm với cảm xúc và hướng đến một suy nghĩ tích cực hơn. Trái lại những người khác lại luôn bị những thói quen xấu và môi trường xung quanh tác động và kiểm soát.
Mặc dù cảm xúc là tự nhiên nhưng chúng ta có thể cải thiện kỹ năng quản lý cảm xúc trước hết bằng cách thay đổi suy nghĩ, từ đó sẽ thay đổi và chuyển hoá cảm xúc. Tư duy tích cực sẽ tạo ra cảm xúc tích cực. “10% cuộc đời là những gì xảy đến với bạn, còn 90% còn lại là do phản ứng của bạn đối với những chuyện xảy đến đó”. Bản chất sự việc là bất biến, duy chỉ có một điều chúng ta có thể thay đổi được chính là thay đổi suy nghĩ, cách nhìn nhận của bản thân đối với sự việc đó theo chiều hướng tích cực.
Lãnh đạo giỏi sẽ làm chủ cảm xúc, thu phục nhân tâm
“Ta không thể thay đổi được chiều gió nhưng ta có thể thay đổi được hướng buồm” - trích: "Làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh" - Adam Khoo&Stuart Tan.
Cho nên, ngay từ bây giờ, bạn hãy bắt đầu rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc của mình và học cách liên tục đặt bản thân vào những cảm xúc tích cực để giúp bạn đạt được hiệu quả làm việc tối đa. Để làm được điều này, việc đầu tiên mà bạn cần phải hiểu là… chính bạn tạo ra và quản lý cảm xúc của mình. Chúc bạn thành công!