Hiện nay tại nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vị trí Giám đốc Tài chính thường kiêm nhiệm Kế toán trưởng. Vậy nhưng ít người biết rằng đây là hai vị trí hoàn toàn khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của hai chức vị này qua bài viết sau đây.
Sự khác nhau giữa Giám đốc Tài chính và Kế toán trưởng là gì?
Giám đốc Tài chính và Kế toán trưởng cũng có khá nhiều sự liên quan với nhau trong công việc. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là vừa và nhỏ nên chưa có sự phân định rạch ròi hai vị trí này mà thông thường sẽ kiêm nhiệm. Việc này giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí. Tuy nhiên, đối với những tập đoàn lớn, sự khác biệt trong công việc kế toán và tài chính sẽ được phân định rõ ràng hơn.
Kế toán trưởng quản lý bộ máy Kế toán, Giám đốc Tài chính quản lý Tài chính
Kế toán trưởng quản lý bộ máy kế toán còn CFO quản lý tài chính
Kế toán trưởng là người quản lý bộ máy kế toán nhằm mục tiêu tối đa hóa chi phí, theo dõi và thực hiện các chính sách tín dụng đối với khách hàng, nhà cung cấp.
Trong khi đó, các giám đốc tài chính thường dựa trên các báo cáo của kế toán để đưa ra các phương án sản xuất, kinh doanh tối ưu; phân tích tình hình thị trường để quyết định mức đầu tư hợp lý.
Bảng tóm tắt dưới đây cho các bạn cái nhìn tổng thể hơn về công việc của một Giám đốc Tài chính và Kế toán trưởng:
STT |
Công việc |
Kế toán trưởng |
|
Kế toán |
|||
1 |
Hỗ trợ hoạt động kiểm toán hàng năm |
X |
X |
2 |
Thanh toán các khoản phải trả đúng hạn |
X |
|
3 |
Thu hồi các khoản phải thu |
X |
|
4 |
Nhận chiết khấu các khoản phải trả |
X |
|
5 |
Xuất hoá đơn kịp thời |
X |
|
6 |
Tính chi phí giá thành |
X |
|
7 |
Cân đối số liệu với ngân hàng |
X |
|
8 |
Thực hiện các báo cáo quản trị |
X |
X |
9 |
Thực hiện các báo cáo tài chính |
X |
X |
10 |
Nộp báo cáo thông tin cho uỷ ban giao dịch chứng khoán Nhà nước |
X |
X |
11 |
Duy trì các chính sách và thủ tục kế toán |
X |
|
12 |
Duy trì hệ thống tài khoản kế toán |
X |
|
13 |
Quản lý hoạt động thuê ngoài |
X |
|
14 |
Quản lý nhân viên kế toán |
X |
|
15 |
Quản lý quy trình hoạch định ngân sách |
X |
X |
16 |
Xem xét các yêu cầu cấp vốn |
X |
|
17 |
Lập bảng lương |
X |
|
18 |
Thực hiện các thực tiễn tối ưu trong hoạt động |
X |
|
19 |
Cung cấp các phân tích tài chính |
X |
X |
20 |
Triển khai các đánh giá hiệu quả hoạt động |
X |
|
21 |
Duy trì các đánh giá hiệu quản hoạt động |
X |
|
22 |
Xem xét những điểm yếu trong kiểm soát |
X |
X |
Tài chính |
|||
01 |
Quản trị dòng tiền và đầu tư ngắn hạn |
X |
|
02 |
Xây dựng chiến lược tài chính dài hạn |
X |
|
03 |
Xây dựng chiến lược thuế |
X |
|
04 |
Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro |
X |
|
05 |
Đàm phán những thương vụ mua lại |
X |
|
06 |
Duy trì quan hệ với ngân hàng |
X |
|
07 |
Sắp xếp hoạt động tài trợ nợ |
X |
|
08 |
Quản lý việc chào bán cổ phần cho các nhà đầu tư |
X |
|
09 |
Đầu tư các quỹ |
X |
|
10 |
Đầu tư vào các quỹ lương hưu |
X |
|
11 |
Cấp tín dụng cho khách hàng |
X |
X |
12 |
Quản trị bảo hiểm & rũi ro |
X |
|
13 |
Theo dõi dòng tiền |
X |
X |
14 |
Duy trì mối quan hệ với các nhà đầu tư |
X |
Công việc của giám đốc tài chính nhiều hơn kế toán trưởng rất nhiều
Kế toán trưởng chỉ cần nắm được đầy đủ hoạt động của bộ máy Kế toán với những nhiệm vụ được quy định rõ trong Luật Kế toán. Trong khi đó Giám đốc Tài chính CFO không chỉ nắm được “Hệ thống thông tin Kế toán” mà còn chuyển các thông tin này thành “Hệ thống thông tin Tài chính”. CFO sẽ phân nhiệm việc theo dõi thông tin cho bộ máy Tài chính và ra quyết định tài chính từ đó.
Do vậy CFO không chỉ cần có kiến thức về Tài chính chuyên sâu mà cần nắm vững khoa học phân tích và khoa học quản trị như đánh giá, định lượng, thống kê, phương pháp quản lý,… Giám đốc Tài chính sẽ kết hợp tất cả các năng lực đó để xây dựng Báo cáo Tài chính, hoạch định và điều hành chiến lược Tài chính.
Kế toán trưởng quản lý tác nghiệp trong khi CFO quản lý nguồn lực tài chính
Kế toán trưởng quản lý tác nghiệp còn CFO quản lý nguồn lực tài chính
Quá trình tác nghiệp kế toán sẽ do Kế toán trưởng đảm nhiệm quản trị để bảo đảm hệ thống kế toán vận hành tốt, tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận cho doanh nghiệp trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật về công tác kế toán và thống kê.
Trong khi đó, Giám đốc Tài chính ở một mức độ cao hơn về quản lý khi dần thoát ra khỏi điều hành tác nghiệp. CFO sẽ sử dụng công cụ tài chính để tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp.
Giám đốc tài chính và kế toán trưởng cũng có vai trò khác nhau trong quá trình hoạch định ngân sách
Kế toán trưởng giúp doanh nghiệp tối đa hóa chi phí, kiểm soát chặt chẽ để tránh thất thoát. Giám đốc Tài chính sẽ nghiên cứu chi phí đó xem có được sử dụng hiệu quả hay không để điều chỉnh kịp thời.
Kế toán trưởng sẽ thu thập thông tin từ hệ thống phòng ban tạo thành các chỉ số Tài chính. Giám đốc Tài chính sử dụng các chỉ số này kết hợp các phương pháp phân tích như định lượng, toán tài chính, ma trận tối ưu chi phí, ma trận tối ưu doanh thu, xác suất các sự kiện chi phí hay doanh thu, chiến lược tài chính, kiểm soát tài chính, phân tích và hợp nhất báo cáo tài chính!
Giám đốc Tài chính và Kế toán trưởng có mâu thuẫn nhiệm vụ không?
Không bởi vì mỗi vị trí có một vai trò chuyên biệt. Kế toán trưởng đi vào chi tiết việc vận hành hệ thống kế toán còn Giám đốc Tài chính chỉ nắm đầu thông tin kế toán và xây dựng hệ thống kiểm soát tài chính. Đây là mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau để giúp bộ máy Tài chính – Kế toán hoạt động trơn tru và hiệu quả. Nhờ có số liệu của bộ phận kế toán mà bộ phận tài chính có thể hoạch định cơ cấu đầu tư của mình; và ngược lại dựa trên các báo cáo tài chính năm trước mà Kế toán có cơ sở để thực hiện chức năng của mình.
Nhìn nhận sự khác nhau giữa Giám đốc Tài chính và Kế toán trưởng là gì giúp doanh nghiệp có sự phân tách nhiệm vụ hợp lý. Hiện nay Tại các quốc gia phát triển, công việc quản lý tài chính được tách rời khỏi công việc kế toán, và người đảm nhiệm vai trò chính trong việc quản lý tài chính phải là CFO - Giám đốc tài chính.