0918.924.388

Báo cáo tài chính doanh nghiệp và các hệ số tài chính cơ bản

  18/06/2018

Báo cáo tài chính doanh nghiệp là một trong những công cụ giúp nhà quản trị nắm được tình trạng sức khỏe của doanh nghiệp. Để đưa ra được những quyết định tài chính hợp lý, nhà quản trị cần phải có kỹ năng để đọc và hiểu báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Ý nghĩa của báo cáo tài chính doanh nghiệp ra sao?

Báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính doanh nghiệp phản ánh tổng hợp các số liệu tài chính quan trọng của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp cho nhà quản trị thấy được một bức tranh tổng thể về nguồn lực tài chính doanh nghiệp và kết quả hoạt động của một doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

Các báo cáo tài chính thường được lập theo quý, 6 tháng và năm. Theo chế độ tài chính hiện hành, báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Các báo cáo tài chính được nhà quản lý tài chính lập ra và trình bày tuân thủ theo các quy định kế toán nhất định. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên một hệ thống báo cáo tài chính.

Để việc phân tích tài chính có thể đưa ra những kết luận có giá trị đòi hỏi các thông tin trên các báo cáo tài chính phải đả bảo tính kịp thời, đáng tin cậy, trung thực và hợp lý.

Báo cáo tài chính đảm bảo được những yêu cầu trên thường phải là báo cáo tà chính được cơ quan kiểm toán độc lập xác nhận.

Sau khi nghiên cứu hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, chúng ta cần lưu ý mỗi một báo cáo tài chính đều có một vai trò nhất định. Tuy nhiên mục tiêu của tài chính là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp nên mối quan tâm lớn nhất đối với nhà quản trị tài chính là hiểu và xác định được dòng tiền thực tế chứ không phải là lợi nhuận kế toán (vì mọi quyết định tài chính đều dựa vào dòng tiền sau thuế).

Chính vì vậy, để có thể đưa ra được quyết định tài chính hiệu quả, nhà quản lý tài chính cần phải điều chỉnh, sắp xếp lại báo cáo tài chính phù hợp để xác định được dòng tiền có liên quan đến việc phân tích tài chính, đánh giá và ra quyết định tài chính.

Các hệ số tài chính cơ bản của doanh nghiệp

Các hệ số tài chính cơ bản trong tài chính doanh nghiệp là gì?

Các con số trên báo cáo tài chính nếu đứng riêng rẽ sẽ có rất ít ý nghĩa. Do đó, cần phải có sự so sánh các con số trên các báo cáo tài chính này với nhau nhằm tạo nên các hệ số tài chính. Khi đó, các hệ số này sẽ giúp chúng ta giải thích sâu hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Sau đó, các hệ số tài chính nên được so sánh với các công ty, doanh nghiệp khác hoặc so với trung bình ngành để đánh giá điểm mạnh yếu của doanh nghiệp. Mặt khác so sánh với các kỳ trước để đánh giá xu hướng hoạt động của doanh nghiệp qua từng thời kỳ.

Việc tính toán các hệ số tài chính hiện hành của doanh nghiệp sẽ phản ảnh bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Qua đó sẽ thấy được những hạn chế còn tồn tại và đó chính là cơ sở giúp nghiên cứu và ra quyết định tài chính trong tương lai nhằm cải thiện tình hình hoạt động của công ty hướng tới mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp lâu dài.

Tóm lại, các hệ số tài chính được sử dụng như một công cụ giúp dự báo tài chính doanh nghiệp trong tương lai.

Các hệ số tài chính phản ánh đặc trưng tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

Nhóm phản ánh khả năng thanh toán

Mối quan tâm hàng đầu của toàn bộ các doanh nghiệp chính là sự tồn tại của mình.  Một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại khi đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn. Nhóm hệ số này nhằm kiểm tra khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán được tính bằng tổng tài sản ngắn hạn chia cho số nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

Hệ số khả năng thanh toán = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Nhóm hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản

Hệ số cơ cấu nguồn vốn

Đây là nhóm hệ số tài chính quan trọng đối với nhà quản lý doanh nghiệp, các chủ nợ và nhà đầu tư.

Với nhà quản lý doanh nghiệp, thông qua hệ số nợ có thể thấy được sự độc lập tài chính, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính có thể gặp phải để từ đó có sự điều chỉnh về chính sách tài chính hợp lý.

Với chủ nợ, qua việc xem xét hệ số nợ của doanh nghiệp có thể thấy được sự an toàn của khoản cho vay để đưa ra các quyết định cho vay và thu hồi nợ.

Với nhà đầu tư, có thể đánh giá mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó để cân nhắc việc đầu tư.

Nhóm này nói lên tính cân đối trong cơ cấu đầu tư vào tài sản và mức độ độc lập hay tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.

Hệ số cơ cấu nguồn vốn được thể hiện chủ yếu qua hệ số nợ. Hệ số nợ thể hiện việc sử dụng nợ của doanh nghiệp trong việc tổ chức nguồn vốn và điều đó cũng cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.

Hệ số nợ = Tổng số nợ/Tổng nguồn vốn

Hệ số vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn = 1 – Hệ số nợ

Hệ số cơ cấu tài sản

Đây là hệ số phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp bao gồm: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

Tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản

Tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn = Tài sản dài hạn/Tổng tài sản

Nhóm hệ số hiệu suất hoạt động

Đây chính là nhóm chỉ tiêu đo lường tần suất, mức độ khai thác tài sản của doanh nghiệp hay còn gọi là hệ số đo lường sức sản xuất của vốn.

Trong nhóm hệ số này chúng ta cùng làm rõ khái niệm về các thành phần trong nhóm hệ số hiệu suất hoạt động bao gồm:

- Số vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu quan trọng phản ánh một đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ và được xác định với công thức:

- Số vòng quay nợ phải thu: Chỉ tiêu phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêu vòng. Phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp ra sao.

- Kỳ thi tiền trung bình: Phản ảnh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng.

Lưu ý: Khi tính chỉ tiêu này cần phải sử dụng doanh thu thuần có thuế gián thu.

- Số vòng quay vốn lưu động: Chỉ tiêu phản ánh chỉ số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.

Số vốn lưu động bình quân được xác định theo phương pháp bình quân số học, số vốn lưu động ở đầu và cuối các quý trong năm. Vòng quay vốn lưu động càng lớn thể hiện hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao.

- Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Chỉ tiêu phản ánh để thực hiện một vòng quay lưu động cần bao nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyển càng nhanh và ngược lại.

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác: Chỉ tiêu cho phép đánh giá mức độ khai thác sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp trong kỳ.

- Vòng quay tài sản (vòng quay toàn bộ vốn): Chỉ tiêu phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ số vốn hiện có của doanh nghiệp.

Hệ số này chịu ảnh hưởng đặc điểm của ngành kinh doanh, chiến lược kinh doanh và trình độ quản lý sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Nhóm hệ số hiệu quả hoạt động

Một số công thức tính tỷ suất lợi nhuận

Đây là nhóm các hệ số thước đo đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nó là kết quả của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Nhóm hệ số hiệu quả hoạt động bao gồm:

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS): Phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận thuế và doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cũng phản ánh khả năng quản lý, tiết kiệm chi phí của một doanh nghiệp.

- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP): Còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng của nguồn gốc vốn kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh: Thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (tỷ suất sinh lời ròng của tài sản): Phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE): Hệ số đo lường mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ.

- Thu nhập một cổ phần thưởng (EPS): Chỉ tiêu phản ánh mỗi cổ phần thường trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế.

Tìm hiểu về bài viết về: Tỷ suất lợi nhuận là gì? Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS

Nhóm hệ số phân phối lợi nhuận

Nhóm chỉ tiêu đo lường mức độ phân phối lợi nhuận so với thu nhập mà công ty tạo ra cho cổ đông bao gồm:

- Cổ tức một cổ phần thường (DPS): Phản ánh mỗi cổ phần thường nhận được bao nhiêu đồng cổ tức trong năm.

- Hệ số chi trả cổ tức: Chỉ tiêu phản ánh công ty đã dành ra bao nhiêu phần trăm thu nhập để trả cổ tức cho cổ đông.

- Tỷ suất cổ tức: Chỉ tiêu phản ánh nếu nhà đầu tư bỏ ra 1 đồng đầu tư và cổ phần của công ty trên thị trường thì có thể thu được bao nhiêu đồng cổ tức.

Nhóm hệ số giá trị thị trường

Hệ số giá trị thị trường

Đây là nhóm hệ số phản ánh giá trị thị trường của doanh nghiệp. Bao gồm:

- Hệ số giá trên thu nhập: Đây là một chỉ tiêu quan trọng thường được các nhà đầu tư sử dụng để xem xét lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu của các công ty.

- Hệ số giá thị trường trên giá trị sổ sách (hệ số M/B): Phản ánh mối quan hệ giữa giá trị trường và giá trị sổ sách một cổ phần của công ty. Nó cho thấy sự tách rời giữa giá thị trường và giá trị sổ sách. Hệ số này nhỏ hơn 1 là dấu hiệu xấu về triển vọng phát triển của công ty và ngược lại.

Để có thể đánh giá tổng quát, xác đáng tình hình tài chính doanh nghiệp, cần xem xét tổng thể các hệ số tài chính, nhìn nhận mối liên hệ giữa các hệ số tài chính.

Bài viết trên đây tổng hợp các kiến thức cơ bản về báo cáo tài chính doanh nghiệp và các hệ số tài chính cơ bản. Để có thể quản trị tài chính doanh nghiệp tốt, nhà quản trị cần phải hiểu và biết cách sử dụng báo cáo tài chính doanh nghiệp, biết cách tính toán các hệ số tài chính phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và dự báo nhu cầu tài chính trong tương lai của doanh nghiệp.

  • Các lỗi về hóa đơn và mức xử phạt mới nhất kể từ năm 2022

    Các lỗi về hóa đơn và mức xử phạt mới nhất kể từ năm 2022

  • Những lợi ích bất ngờ của đào tạo trực tuyến

    Những lợi ích bất ngờ của đào tạo trực tuyến

  • 18 trang web tra cứu thông tin dân kinh tế cần phải biết

    18 trang web tra cứu thông tin dân kinh tế cần phải biết

  • 3 điều để cuộc sống trở nên viên mãn

    3 điều để cuộc sống trở nên viên mãn

  • Lợi ích của đào tạo Inhouse tới doanh nghiệp

    Lợi ích của đào tạo Inhouse tới doanh nghiệp

  • Những câu nói hay, truyền cảm hứng cho bạn

    Những câu nói hay, truyền cảm hứng cho bạn

  • Netflix chuẩn bị cho chạy quảng cáo trên nền tảng

    Netflix chuẩn bị cho chạy quảng cáo trên nền tảng

  • Bí quyết tăng hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp trong thời kỳ biến động

    Bí quyết tăng hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp trong thời kỳ biến động