Tài sản lưu động là gì? Tài sản lưu động gồm những gì? Tham khảo bài viết sau để hiểu rõ những nội dung quan trọng về tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Tài sản lưu động là gì?
Tài sản lưu động là gì?
Tài sản lưu động được định nghĩa là biểu hiện dưới hình thái vật chất của các thành phần tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh sản xuất (các thành phần này còn được gọi là đối tượng lao động).
Đối tượng lao động là một trong 3 thành phần quan trọng để doanh nghiệp có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Tài sản lưu động gồm những gì?
Tài sản lưu động trong doanh nghiệp thường được chia thành 2 loại: Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông.
- Tài sản lưu động sản xuất: Các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế… dự trữ sản xuất và các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất.
- TSLĐ lưu thông: Các loại tài sản nằm trong quá trình lưu thông như thành phẩm chờ tiêu thụ, vốn trong thanh toán, vốn bằng tiền…
Việc tài sản lưu động sản xuất và lưu thông vận động thường xuyên và đổi chỗ cho nhau sẽ đảm bảo cho hoạt động sản xuất và kinh doanh trong doanh nghiệp diễn ra ổn định và nhịp nhàng.
Cách tính tài sản lưu động như thế nào?
Công thức tính tài sản lưu động
Sự hình thành tài sản lưu động đòi hỏi phải có lượng vốn lưu động để mua sắm, hình thành nên các tài sản lưu động đó. Do tài sản lưu động có thời hạn nên vốn lưu động cũng luân chuyển nhanh, hình thái biểu hiện của nó cũng luôn thay đổi theo các giai đoạn của quá trình sản xuất
Cách tính tài sản lưu động như sau:
TSLĐ = Tiền mặt + Tiền gửi ngân hàng + Công nợ + Các khoản phải thu + Đầu tư ngắn hạn + Hàng tồn kho + Chi phí trả trước
Trên đây là bài viết tổng hợp về khái niêm, định nghĩa tài sản lưu động (TSLĐ) và phân loại tài sản lưu động bao gồm những loại nào. Hi vọng thông tin trong bài viết sẽ phần nào giúp bạn hiểu biết thêm về loại tài sản này của doanh nghiệp.