Trong phần 1, chúng ta đã tìm hiểu về 2 trong số 4 chỉ số tài chính cơ bản trong phân tích báo cáo tài chính đó là chỉ số thanh toán và chỉ số hoạt động.
Trong phần này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về 2 chỉ số còn lại bao gồm: chỉ số rủi ro và chỉ số tăng trưởng tiềm năng.
Chỉ số rủi ro
Là chỉ số tài chính nói lên những rủi ro trong kinh doanh bao gồm các biến động về doanh thu.
Chỉ số rủi ro
Để có thể đo lường các rủi ro trong kinh doanh, người ta thường sử dụng từ các công cụ cho đến nhiều phương pháp khác nhau từ đơn giản cho tới phức tạp.
Rủi ro trong kinh doanh của các doanh nghiệp chính là việc kiếm được ít lợi nhuận hơn hoặc thậm chí là lỗ vốn.
Toàn bộ các doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng cả chi phí biến đổi lẫn chi phí cố định.
Một doanh nghiệp có xu hướng sử dụng chi phí cố định quá lớn trong khi doanh số đang giảm dần thì sẽ rất dễ thua lỗ dẫn tới phá sản. Nếu như hơn một nửa chi phí được sử dụng là chi phí biến đổi thì doanh nghiệp sẽ ít khi rơi vào tình trạng trên.
Khi sử dụng phương pháp đơn giản để tính toán chỉ số rủi ro, có 4 chỉ số tài chính cần phải ghi nhớ sau:
1. Chỉ số biên lợi nhuận phân phối
Chỉ số cho chúng ta thấy được số lợi nhuận tăng lên từ sự thay đổi của đồng tiền trong doanh thu.
Ví dụ: Chỉ số biên lợi nhuận phân phối của doanh nghiệp = 20%, nếu như doanh thu sụt giảm 500.000 USD thì lợi nhuận của bạn chắc chắn giảm mất 100.000 USD.
Cách tính:
Biên lợi nhuận phân phối = 1 – (Chi phí biến đổi / Doanh thu)
2. Mức độ ảnh hưởng từ đòn bẩy kinh doanh (OLE)
Chỉ số này giúp chúng ta dự đoán được với mỗi % thay đổi trong doanh thu ứng với bao nhiêu % thay đổi trong thu nhập và tỷ suất sinh lợi trên tài sản.
Nếu như doanh nghiệp của bạn có chỉ số này > 1 thì hãy yên tâm, đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp của bạn vẫn ổn.
Nếu như chỉ số này = 1, sau đó tất cả các chi phí đều là chi phí biến đổi, kéo theo việc cứ 10% gia tăng trong doanh thu thì ROA tăng 10%.
Cách tính:
Chỉ số ảnh hưởng đòn bẩy kinh doanh = Chỉ số Biên lợi nhuận phân phối / % thay đổi trong ROA
3. Mức độ ảnh hưởng đòn bẩy tài chính (FLE)
Mức độ ảnh hưởng đòn bẩy tài chính diễn ra khi doanh nghiệp phải sử dụng nợ cho các hoạt động kinh doanh, điều này khiến tỷ suất sinh lợi cho các cổ đông tăng, kéo theo rủi ro trong kinh doanh tăng lên khi doanh thu thay đổi.
Cách tính:
Mức độ ảnh hưởng = Thu nhập hoạt động / Thu nhập thuần
Ví dụ: Nếu doanh nghiệp của bạn có mức độ ảnh hưởng = 1,33 thì khi thu nhập hoạt động gia tăng 20% sẽ khiến thu nhập ròng tăng 27%.
4. Chỉ số hiệu ứng đòn bẩy tổng thể (TLE)
Hiệu ứng đòn bẩy tổng thể được kết hợp từ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính.
Cách tính
Hiệu ứng đòn bẩy tổng thể (TLE) = OLE x FLE
Các chỉ số rủi ro tài chính
Chỉ số rủi ro tài chính
Các chỉ số rủi ro tài chính có liên quan đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.
Các chỉ số giúp phân tích việc sử dụng nợ của công ty bao gồm:
1. Tỷ số nợ trên tổng vốn
Chỉ số phản ánh tỷ lệ nợ được sử dụng trong tổng số vốn cấu trúc của công ty.
Chỉ số này càng lớn càng cho thấy rằng các cổ đông đang thực hiện chính sách thâm dụng nợ và từ đó khiến cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dễ gặp rủi ro hơn.
Cách tính:
Nợ trên tổng vốn = Tổng nợ / Tổng vốn
Tổng nợ = Tổng nợ ngắn hạn và dài hạn
Tổng vốn = Tổng nợ + Tổng vốn chủ sở hữu
2. Tỷ số nợ trên vốn cổ phần
Công thức tính:
Nợ trên vốn cổ phần = Tổng nợ / Tổng vốn cổ phần
Các chỉ số giúp phân tích về khả năng thanh toán vay lãi:
1. Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT / Lãi vay
2. Chỉ số khả năng thanh toán các chi phí tài sản cố định
Chỉ số khả năng thanh toán các chi phí tài chính cố định = Thu nhập trước các chi phí tài chính cố định / Chi phí tài chính cố định
3. Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả lãi vay
Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả lãi vay = Dòng tiền hoạt động điều chỉnh / Chi phí lãi vay
*Dòng tiền hoạt động điều chỉnh = Dòng tiền hoạt động + Chi phí tài chính cố định + thuế phải trả
4. Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả các chi phí tài chính cố định
Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả các chi phí tài chính cố định = Dòng tiền hoạt động điều chỉnh / Chi phí tài chính cố định
5. Chỉ số chi tiêu vốn
Chỉ số phản ánh có bao nhiêu tiền mặt được tạo ra từ các hoạt đọng của doanh nghiệp sẽ được để lại sau khi thực hiện các nghĩa vụ thanh toán và phục vụ việc trả các khoản nợ của doanh nghiệp.
Nếu chỉ số chi tiêu vốn = 3, tương tự với việc công ty của bạn đang hoạt động gấp 3 lần so với những gì cần thật sự để tái đầu tư cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động.
Chỉ số chi tiêu vốn = Dòng tiền hoạt động / Chi tiêu vốn
6. Chỉ số dòng tiền với nợ
Chỉ số phản ánh rằng có bao nhiêu tiền mặt của công ty được tạo ra từ hoạt động có thể được sử dụng để trả nợ
Chỉ số dòng tiền so với nợ = Dòng tiền từ hoạt động / Tổng nợ
Chỉ số tăng trưởng tiềm năng
Chỉ số tăng trưởng tiềm năng
Công thức tính chỉ số tăng trưởng tiềm năng:
G = RR x ROE
* Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại RR = 1 – (Cổ tức / Tổng thu nhập ròng)
* ROE = Thu nhập ròng / Tổng vốn sở hữu = (Thu nhập ròng / Doanh thu) * (Doanh thu / Tổng tài sản) * (Tổng tài sản / Vốn cổ phần)
Các chỉ số tài chính cơ bản không có ý nghĩa khi sử dụng đơn lẻ. Khi bạn sử dụng chúng để phân tích tài chính thì nên lưu ý những điều sau:
- Chỉ số trung bình ngành
- So sánh trong bối cảnh tổng quát chung của nền kinh tế
- So sánh với kết quả hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp
Bạn không nên phân tích báo cáo tài chính một cách máy móc. Như vậy chắc chắn lợi ít hại nhiều. Hãy sử dụng những chỉ số tài chính cơ bản trên như những trợ thủ đắc lực giúp bạn phân tích ra tình trạng sức khỏe của doanh nghiệp mình nhé.
Bạn có thể đọc lại phần 1 tại: 4 chỉ số tài chính cơ bản nhất trong phân tích báo cáo tài chính Phần 1